Quy định về đất trồng lúa? Chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa, hộ dân trồng lúa? Nguồn kinh phí và cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa, hộ dân trồng lúa? Cách thức quản lý kinh phí hỗ trợ địa phương sản xuất lúa, hộ dân trồng lúa?
Việt Nam là đất nước phát triển mạnh và gốc rễ là làm nông, sản xuất và trồng lúa. Hiện nay, việc phát nông lâm nghiệp được Nhà nước quy định các chính sách hỗ trợ phát triển rất cụ thể và ưu đãi. Vậy quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa, hộ dân trồng lúa như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quy định về đất trồng lúa:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3
Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng lúa được trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
Còn đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương. Đất trồng lúa nước còn lại trong đó là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
– Đất trồng cây lâu năm.
– Đất rừng sản xuất.
– Đất rừng phòng hộ.
– Đất rừng đặc dụng.
– Đất nuôi trồng thủy sản.
– Đất làm muối.
– Các loại đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.
Theo quy định trên, đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp.
2. Chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa, hộ dân trồng lúa:
Kế hoạch phát triển địa phương sản xuất trồng lúa đưa ra với mục tiêu ổn định diện tích vùng sản xuất lúa chất lượng cao; xây dựng các mô hình sản xuất lúa theo đúng tiêu chuẩn và đồng bộ, đưa các tiến bộ kỹ thuật thâm canh lúa; thay đổi nhận thức và kỹ thuật sản xuất cho các địa phương, hộ dân chuyên sản xuất trồng lúa.
Hiện nay Chính phủ ban hành Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa có quy định rõ về chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa. Cụ thể như sau:
– Ngân sách nhà nước có ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên, mức hỗ trợ căn cứ vào diện tích đất trồng lúa thông qua các định mức phân bổ của ngân sách Nhà nước được các cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại
– Địa phương sản xuất lúa được ngân sách nhà nước hỗ trợ cụ thể như sau (ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành):
+ Đối với đất chuyên trồng lúa nước: hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm.
+ Đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa: hỗ trợ 500 nghìn đồng/ha/năm.
Lưu ý: Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ sẽ xác định dựa theo số liệu thống kế đất đai của ác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.
– Nhà nước hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa như sau:
+ Đất trồng lúa, ngoại trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa: hỗ trợ 10 triệu đồng/ha/năm.
Nếu như có nhiều quy định không đồng nhất trong chính sách hỗ trợ hay mức hỗ trợ thì sẽ áp dụng theo nguyên tắc là hỗ trợ 01 lần đối với mỗi mảnh đất., mức hỗ trợ này sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
+ Đấy chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa: hỗ trợ 5 triệu đồng/ha.
3. Nguồn kinh phí và cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa, hộ dân trồng lúa:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định 35/2015/NĐ-CP thì nguồn kinh phí cũng như cơ chế hỗ trợ được thực hiện trên nguyên tắc:
– Trường hợp các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% kinh phí.
– Trường hợp các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí.
– Trường hợp các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.
Nguồn ngân sách này sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và phân bổ thực hiện việc bảo vệ, phát triển đất trồng lúa sao cho hợp lý.
4. Cách thức quản lý kinh phí hỗ trợ địa phương sản xuất lúa, hộ dân trồng lúa:
4.1. Mức thu tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa:
– Nguồn thu từ tiền nộp của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước.
– Vấn đề thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tại địa phường do Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp có nghị quyết đề ra. Từ đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tại địa phương theo từng địa bàn.
Công thức tính mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa sau:
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.
Trong đó:
– Tỷ lệ phần trăm (%): xác định được số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành căn cứ theo điều kiện của từng địa phương, đảm bảo không thấp hơn 50%.
– Diện tích đất là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp được thể hiện rõ trong các quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Giá của loại đất trồng lúa: căn cứ dựa trên giá nhà nước theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.
4.2. Về việc quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ địa phương sản xuất lúa, hộ dân trồng lúa:
– Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, các đơn vị lập dự toán chi trình cấp có thẩm quyền quyết định trước hết phải lập quy hoạch, lập bản đồ, phân tích chất lượng hóa, lý tính các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất chất lượng cao định kỳ 10 năm.
– Cải tạo để nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện lập phương án cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại cho cả thời kỳ và từng năm căn cứ dựa trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa trong từng thời kỳ được cấp có thẩm quyền phê duyệt của địa phương, chất lượng đất chuyên trồng lúa nước trên địa bàn và điều kiện thực tế của địa phương.
Sau đó gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Các đơn vị lập dự toán chi cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa (tăng độ dày tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng; bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, bón vôi; thau chua, rửa mặn đối với đất nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác) trình cấp có thẩm quyền quyết định để làm cơ sở thực hiện dựa trên phương án cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa được duyệt và định mức kinh tế kỹ thuật.
– Thực hiện đầu tư trong việc xây dựng, bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên các địa bàn xã; ưu tiên cải tạo, nâng cao hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa.
– Thực hiện việc khai hoang phục hóa những loại đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.
– Với những người trồng lúa áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa Nhà nước cần có hỗ trợ trực tiếp; hỗ trợ các liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm:
+ Đối với trường hợp hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa: căn cứ quy định tại Điều 12, Điều 14
+ Đối với hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hiện theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.