Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Chính sách hỗ trợ để bảo trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

Tư vấn pháp luật

Chính sách hỗ trợ để bảo trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

  • 10/02/202110/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    10/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Chính sách hỗ trợ để bảo trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa. Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa.

    1. Cơ sở pháp lý:

    Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa quy định về Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa.

    2. Giải quyết vấn đề 

    –  Căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

    –  Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

    +   Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;

    +   Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

    –   Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.

    –    Hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa:

    +   Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

    +   Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

    –   Nguồn và cơ chế hỗ trợ:

    +   Đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% kinh phí;

    +   Đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí;

    +   Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

    –   Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, phân bổ nguồn ngân sách được hỗ trợ để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

    Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa (sau đây viết tắt là Nghị định số 35/2015/NĐ-CP). 

    “Điều 3. Chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 

    1. Mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP. 

    Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách. 

    2. Nguồn và cơ chế hỗ trợ: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP“

    Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại Điều 8. Sử dụng kinh phí hỗ trợ quy định như sau:

    Ủy ban nhân dân các cấp sử dụng kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước nộp và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp điều kiện của địa phương:

    –   Quy hoạch, lập bản đồ các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công bố công khai để thực hiện.

    –   Phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp.

    chinh-sach-ho-tro-de-bao-tro-de-bao-ve-va-phat-trien-dat-trong-lua.

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua tổng đài: 1900.6568

    –    Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: Tăng độ dày của tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng; bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, bón vôi; thau chua, rửa mặn đối với đất bị nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác.

    –   Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa.

    –    Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.

    –    Hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Đất khai hoang

    Đất lưu không

    Đất trồng lúa


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết thế nào?

    Tranh chấp về đất khai hoang là vấn đề được nhiều người đề cập đến nhiều nhất bởi đất khai hoang mà chưa có giấy tờ pháp lý rất khó để chứng minh chủ sở hữu. Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết thế nào? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất khai hoang được quy định như thế nào?

    Mua, sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ được không?

    Mua, sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ được không? Lưu ý khi mua, sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ? Xử phạt đối với hành vi mua, sử dụng đất trồng lúa để xây khu phần mộ?

    LUC, LUK, LUN là đất gì? Quy định về sử dụng đất trồng lúa?

    LUC, LUK, LUN là đất gì? Đối tượng được mua/ nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Quy định về sử dụng đất trồng lúa. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất trồng lúa.

    Đất khai hoang không giấy tờ có được chuyển nhượng không?

    Đất khai hoang là gì? Điều kiện chuyển nhượng đất khai hoang. Đấy khai hoang không giấy tờ có chuyển nhượng được không?

    Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất khai hoang và hướng dẫn

    Quy định của pháp luật về chuyển nhượng đất khai hoang. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất khai hoang và hướng dẫn.

    Đất khai hoang là gì? Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?

    Đất khai hoang là gì? Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không? Đất khai hoang bị nhà nước thu hồi có được đền bù không?

    Đất trồng là gì? Thành phần, tính chất và phân loại đất trồng?

    Đất trồng là gì? Thành phần và tính chất của đất trồng? Phân loại đất trồng cây?

    Điều kiện, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa? Thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa?

    Điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp? Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa?

    Điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh? Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa?

    Đất trồng lúa là gì? Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?

    Quy định về đất trồng lúa? Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ