Luật Cạnh tranh của bất cứ quốc gia nào cũng là sự thể hiện cụ thể chính sách cạnh tranh của quốc gia đó. Luật Cạnh tranh Việt Nam hiện nay hướng đến bảo vệ cạnh tranh tự do, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Vậy chính sách cạnh tranh là gì? Chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
Mục lục bài viết
1. Chính sách cạnh tranh là gì?
Chính sách cạnh tranh bao gồm tất cả các biện pháp của Nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ các yếu tố cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khái niệm chính sách cạnh tranh theo cách hiểu này bao gồm cả pháp luật, cơ chế bảo đảm thực hiện, cũng như những biện pháp kinh tế kích thích cạnh tranh trên thị trường.
Có một cách hiểu chính sách cạnh tranh theo nghĩa hẹp, theo đó nó bao gồm các quy tắc và quy định nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong một nền kinh tế quốc dân, một phần thông qua việc phân bổ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên. Với cách hiểu này, pháp
Trong phạm vi của nội dung này, chính sách cạnh tranh được giới thiệu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng hợp các biện pháp xây dựng môi trường cạnh tranh trong đời sống kinh tế, các biện pháp duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, nội dung quan trọng của pháp luật cạnh tranh với hai bộ phận cấu thành cơ bản là pháp luật chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống các hành vi hạn chế cạnh tranh.
Chính sách cạnh tranh trong tiếng Anh được gọi là Competition policy.
Có một cách hiểu chính sách cạnh tranh theo nghĩa hẹp, theo đó nó bao gồm các qui tắc và qui định nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong một nền kinh tế quốc dân, một phần thông qua việc phân bổ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên.
Với cách hiểu này, pháp luật cạnh tranh là nội dung cơ bản của chính sách cạnh tranh. Nó bao gồm các qui định chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và những biện pháp chống các hành vi hạn chế cạnh tranh.
Chính sách cạnh tranh được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng hợp các biện pháp xây dựng môi trường cạnh tranh trong đời sống kinh tế, các biện pháp duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trong đó, nội dung quan trọng của pháp luật cạnh tranh với hai bộ phận cấu thành cơ bản là pháp luật chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống các hành vi hạn chế cạnh tranh.
2. Vai trò của chính sách:
Về vai trò của chính sách cạnh tranh, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, mỗi quốc gia khác nhau sẽ trao cho chính sách cạnh tranh những nhiệm vụ khác nhau.
Với sự ổn định về đầu tư, về trình độ công nghệ và nhịp độ tăng trưởng kinh tế, chính sách cạnh tranh của Hoa Kỳ tập trung vào các nhiệm vụ tăng phúc lợi cho người tiêu dùng và bảo vệ quá trình cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế.
Đối với Việt Nam, công cuộc đổi mới diễn ra xấp xỉ hai mươi năm, tuổi đời thị trường còn quá non trẻ, các thiết chế của thị trường chưa hình thành đầy đủ và chưa đồng bộ.
Do đó, chính sách cạnh tranh còn tập trung vào việc xây dựng một thị trường cạnh tranh thực sự và hướng tới việc hình thành dần các thiết chế cần thiết để duy trì và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Các nhiệm vụ nổi bật trong quá trình đó là thu hút đầu tư để hình thành thị trường cạnh tranh; phân bổ các yếu tố sản xuất một cách tối ưu, chuyển nguồn lực xã hội từ nơi kém hiệu quả sang nơi hiệu quả hơn; xây dựng môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng; điều chỉnh hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp; bảo vệ người tiêu dùng.
3. Nội dung của chính sách cạnh tranh:
Với vai trò xây dựng môi trường cạnh tranh sôi động, lành mạnh để khuyến khích cạnh tranh phát triển và bảo vệ sự lành mạnh của thị trường, chính sách cạnh tranh luôn bao gồm các nhóm nội dung sau đây:
a. Tạo lập và thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và không phân biệt đối xử trong cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh
– Xóa bỏ các phân biệt đối xử về mặt pháp lý giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế:
– Xóa bỏ cơ chế hai giá giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
– Xóa bỏ ưu đãi thuế và tài chính doanh nghiệp (xây dựng nghị định chung về thuế thu nhập doanh nghiệp, xóa bỏ mức hạn chế chi phí quảng cáo của doanh nghiệp trong nước);
– Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước;
– Đưa cạnh tranh vào những lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước (lĩnh vực điện, lĩnh vực hàng không, lĩnh vực viễn thông);
– Minh bạch hóa hoạt động của cơ quan Nhà nước các cấp để ngăn cản các hành vi can thiệp vào môi trường cạnh tranh từ các cơ quan Nhà nước;
– Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh
– Xóa bỏ các trợ cấp của Nhà nước với doanh nghiệp, tách hỗ trợ tín dụng thương mại ra khỏi hỗ trợ mang tính chính sách (thành lập Ngân hàng chính sách chuyên cho vay xóa đói giảm nghèo);
– Tổ chức nhiều giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp hoạt động tốt (Sao đỏ, Sao vàng đất Việt);
– Cải cách hành chính trong việc đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Tạo nhiều kênh để doanh nghiệp khiếu nại về thủ tục hành chính;
– Tạo nhiều diễn đàn để doanh nghiệp lên tiếng cải thiện môi trường cạnh tranh (qua
Phòng Thương mại và Công nghiệp, qua hiệp hội ngành nghề);
– Xây dựng các thiết chế mới để bảo vệ cạnh tranh trên các thị trường đặc thù.
c. Ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường
– Luật hoá các nỗ lực chống lại hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.
– Ban hành đầy đủ các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
– Xây dựng các thiết chế mới để xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh.
d. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người tiêu dùng bao gồm:
– Xây dựng các công cụ bảo hộ mới được quốc tế chấp nhận (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ);
– Xây dựng các công cụ quản lý mới được quốc tế chấp nhận (thuế tuyệt đối, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu tự động);
– Xây dựng các tiêu chí miễn trừ trong Luật Cạnh tranh.
4. Căn cứ xây dựng chính sách cạnh tranh:
Chính sách cạnh tranh được xây dựng dựa trên những cơ sở khác nhau sau đây:
Một, chủ trương phát triển kinh tế của quốc gia; tình hình thực tế của đời sống kinh tế và tương quan cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế chính trên thị trường;
Ba, xu thế kinh tế quốc tế hiện đại;
Bốn, tập quán kinh doanh truyền thống của quốc gia.
Điều đó làm cho chính sách cạnh tranh của các nước luôn có những nết đặc thù khác nhau. Thậm chí ngay trong một quốc gia, chính sách cạnh tranh có nhiệm vụ và nội dung được thay đổi theo từng thời kỳ.
Có thể thấy được những vấn đề nói trên bằng việc khảo cứu chính sách cạnh tranh của một số quốc gia điển hình. Chính phủ Hoa Kỳ với chủ trương thừa nhận tự do cạnh tranh, ngăn ngừa sự hình thành độc quyền và lạm dụng sức mạnh độc quyền để xâm hại lợi ích của các chủ thể khác nên chính sách cạnh tranh của nước này bao gồm luật chống độc quyền, các chính sách kinh tế khác (chính sách thuế, chính sách bảo hộ và hỗ trợ tài chính, nghiên cứu, triển khai…) để thúc đẩy và bảo vệ cạnh tranh trên thị trường.
Trong khi đó, Việt Nam lại chủ trương xây dựng thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó thành phần kinh tế quốc doanh với sự hiện hữu của các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Do đó, chúng ta đã xác định sự cần thiết đối với độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước trong các lĩnh vực thiết yếu, duy trì một thị trường cạnh tranh có mức độ. Bên cạnh đó, trong thực thi pháp luật còn tồn tại nhiều sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác nhau, làm cho chính sách cạnh tranh của Việt Nam sẽ có nhiều nội dung đặc biệt.
Tại Nhật Bản, yếu tố truyền thống trong tập quán kinh doanh đã có ảnh hưởng lớn đến chính sách cạnh tranh. Văn hoá của người Nhật ủng hộ các doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, thống nhất hành động và chấp nhận hạn chế cạnh tranh cho dù giá thị trường cao vì mục đích ổn định. Mặt khác, sau chiến tranh, thị trường Nhật bản chưa thừa nhận và phổ biến quan niệm cạnh tranh với nghĩa là sự ganh đua tự phát. Họ cho rằng, cạnh tranh là một hình thức quản lý của Nhà nước, chứ không phải là một nguyên tắc tổ chức của nền kinh tế.
Vì thế chính sách cạnh tranh phải tập trung vào việc Chính phủ quản lý cho được những rủi ro và hạn chế cạnh tranh quá mức, Chính phủ phải kiểm soát sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp để xây dựng cạnh tranh bằng cách xác định và cân đối quan hệ cung cầu (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh.
Về vai trò của chính sách cạnh tranh, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, mỗi quốc gia khác nhau sẽ trao cho chính sách cạnh tranh những nhiệm vụ khác nhau. Với sự ổn định về đầu tư, về trình độ công nghệ và nhịp độ tăng trưởng kinh tế, chính sách cạnh tranh của Hoa Kỳ tập trung vào các nhiệm vụ tăng phúc lợi cho người tiêu dùng và bảo vệ quá trình cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế.
Đối với Việt Nam, công cuộc đổi mới diễn ra xấp xỉ hai mươi năm, tuổi đời thị trường còn quá non trẻ, các thiết chế của thị trường chưa hình thành đầy đủ và chưa đồng bộ. Do đó, chính sách cạnh tranh còn tập trung vào việc xây dựng một thị trường cạnh tranh thực sự và hướng tới việc hình thành dần các thiết chế cần thiết để duy trì và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các nhiệm vụ nổi bật trong quá trình đó là thu hút đầu tư để hình thành thị trường cạnh tranh; phân bổ các yếu tố sản xuất một cách tối ưu, chuyển nguồn lực xã hội từ nơi kém hiệu quả sang nơi hiệu quả hơn; xây dựng môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng; điều chỉnh hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp; bảo vệ người tiêu dùng.
Kết luận: Cạnh tranh luôn được coi là động lực của sự phát triển. Một nền kinh tế muốn thực sự phát triển bền vững phải là một nền kinh tế có khả năng đảm bảo cho sự cạnh tranh tồn tại. Để phát triển nền kinh tế, chính sách phát triển ngành và chính sách phát triển mũi nhọn là hết sức cần thiết.