Phương thức đánh cắp thông tin cá nhân nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng phạm tội hiện nay thay đổi liên tục khiến cho người dân khó nhận biết và khó kiểm soát. Vì vậy cần phải đặc biệt lưu ý đối với những chiêu trò lừa đảo này của các đối tượng phạm tội để tránh những rủi ro không mong muốn.
Mục lục bài viết
1. Chiêu trò lừa đảo qua điện thoại đánh cắp thông tin cá nhân:
1.1. Dấu hiệu nhận biết chiêu trò lừa đảo qua điện thoại đánh cắp thông tin cá nhân:
Hiện nay chiêu thức lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân qua điện thoại diễn ra vô cùng phổ biến. Tuy nhiên người dân vẫn dễ dàng bị mắc lừa các đối tượng này. Các đối tượng phạm tội hiện nay sử dụng nhiều chiêu trò khác nhau để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khiến cho người dân rất khó nhận biết. Có thể kể đến một số chiêu trò lừa đảo qua điện thoại nhầm đánh cắp thông tin cá nhân của người khác như sau:
Thứ nhất, giả làm người quen để đánh cắp thông tin của người dân. Đây là một trong những hình thức lừa đảo và mạo danh kiểu mới xuất hiện trong thời gian gần đây khiến nhiều người bị lừa và mắc bẫy của tội phạm. Hầu như người dân sẽ nhận được một số cuộc gọi điện từ người lạ, sau nhiều lần hỏi han và trả lời thì người dân nghĩ rằng đây là một người quen lâu ngày không liên lạc, sau đó những đối tượng này yêu cầu người dân xóa số điện thoại cũ đang lưu trong điện thoại, và yêu cầu người dân lưu số điện thoại mới này của các đối tượng lừa đảo nhằm thực hiện hành vi phạm tội. Sau khi kết thúc cuộc gọi thì người dân đã xóa số điện thoại cũ đang lưu và lưu số điện thoại mới, và lầm tưởng đây chính là người quen của mình. Theo các chuyên gia thì đây chính là phương thức lừa đảo mới nhất của các đối tượng phạm tội thông qua điện thoại. Các đối tượng này sẽ đóng giả người quen lâu ngày của nạn nhân chưa gặp nay gọi điện để trao đổi nhằm mục đích thu thập thông tin của nạn nhân sau đó sử dụng thông tin này để tạo ra những thông tin giả mạo phục vụ cho quá trình lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của chúng.
Thứ hai, các đối tượng phạm tội mạo danh là công chức hoặc viên chức trong cơ quan nhà nước, mạo danh là giáo viên và nhân viên y tế của nhà trường, hoặc mạo danh nhân viên y tế của bệnh viện … sau đó liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh báo tin về việc con của họ đang bị tai nạn và phải nhập viện cấp cứu gấp, yêu cầu bố mẹ phải nhanh chóng chuyển tiền để đóng viện phí và cấp cứu tại bệnh viện, sau đó chiếm đoạt tài sản của người dân.
Thứ ba, tội phạm giả danh cán bộ của các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp như công an, viện kiểm sát, tòa án nhân dân các cấp, cảnh sát giao thông … gọi điện và bịa đặt thông tin người được gọi liên quan đến một vụ án đang trong quá trình điều tra, với lời lẽ đe dọa khiến cho người dân hoang mang và lo lắng, sau đó buộc người dân phải chuyển tiền và gửi các thông tin cá nhân của mình, gửi thông tin liên quan đến số tài khoản ngân hàng và mã tin nhắn OTP … từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân.
Thứ tư, các đối tượng lừa đảo giả danh là người làm việc trong các công ty và các doanh nghiệp, làm việc trong các ngành nghề giải trí hoặc du lịch … gọi điện và nhắn tin cho người dân để thông báo rằng người dân đang trúng thưởng một phần quà và trúng thưởng khuyến mãi có giá trị cao của bên công ty, hoặc người dân đang có bưu phẩm gửi từ nước ngoài về và đó là một khoản tiền có giá trị hoặc những đồ vật lớn, yêu cầu người dân muốn nhận phần thưởng và nhận món quà đó thì phải chuyển trước một khoản tiền hoặc đóng phạt một khoản tiền vì món quà của họ có giá trị cao, thì mới được thông quan và xuất nhập cảnh, hoặc các đối tượng lừa đảo có thể yêu cầu người dân cung cấp các thông tin cá nhân qua các website giả mạo do các đối tượng gửi đến, từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân.
Thứ năm, các đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng và ngân hàng, gọi điện cho người dân để hỗ trợ giải quyết về sự cố cho khách hàng hoặc hướng dẫn người dân đóng cước phí thuê bao điện thoại và nâng cấp sim … khi lấy được lòng tin của người dân thì các đối tượng sẽ hướng dẫn người dân cung cấp mã số điện thoại và cung cấp tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng và thông tin cơ bản của người dân … sử dụng những thông tin đó vào hành vi trái pháp luật và chiếm đoạt tài sản của người dân.
1.2. Các biện pháp phòng tránh chiêu trò lừa đảo qua điện thoại đánh cắp thông tin cá nhân:
Nhận thức được các thủ đoạn nêu trên thì người dân cần phải có một số biện pháp phòng tránh chiêu trò lừa đảo qua điện thoại để lấy thông tin cá nhân của khách hàng như sau:
– Người dân luôn luôn cảnh giác và tuân thủ các biện pháp bảo mật cơ bản, thực hiện theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuyệt đối không được chia sẻ thông tin cá nhân và mã tin nhắn điện thoại cho bất cứ ai, người dân cũng không được bấm vào các đường liên kết không rõ nguồn gốc hoặc các tin nhắn đã nghi ngờ được gửi về số điện thoại của mình, trong quá trình cập nhật phần mềm điện thoại thì cần phải bảo mật định kỳ để tránh các lỗ hổng bảo mật;
– Nếu nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo thì cần phải thông báo ngay cho bạn bè và người thân trong danh sách điện thoại của mình để hỏi về tình huống nêu, xác thực thông tin mà các đối tượng lừa đảo cung cấp và cảnh báo bạn bè không nên tin tưởng, phản hồi những tin nhắn lừa đảo và các cuộc gọi lừa đảo;
– Hạn chế sử dụng các ứng dụng liên kết trên môi trường mạng một cách bừa bãi, tỉnh táo với những cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng và nhân viên chăm sóc khách hàng bởi vì thủ đoạn lừa đảo hiện nay ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm, kẻ gian hoàn toàn có thể giả danh các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tạo uy tín từ đó đe dọa và gây áp lực đến tâm lý của người dân;
– Sử dụng tối đa các tính năng trong điện thoại, tính năng ghi âm cuộc gọi được xem là một trong những tính năng rất hữu ích để người dân có thể lưu lại cuộc gọi quan trọng và làm bằng chứng khi cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và đây cũng là một công cụ hữu ích để chống lại các cuộc gọi lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, nếu như người dân nhận được một cuộc gọi từ số lạ thì người dân hoàn toàn có thể sử dụng tính năng ghi âm cuộc gọi, sau đó báo cáo đến cơ quan chức năng và nhà mạng mà mình đang sử dụng;
– Bật tính năng chống spam trên hệ thống điện thoại của mình, các nhà sản xuất điện thoại thông minh hiện nay đã tích hợp tính năng này trên hệ thống điều hành của máy điện thoại từ đó giúp người dân dễ dàng phát hiện và chặn được cuộc gọi từ những số điện thoại spam;
– Ngoài ra người dân cũng cần phải làm quen với tính năng điều hướng cuộc gọi, và đây được xác định là một tính năng không thể thiếu để phòng tránh các cuộc gọi lừa đảo qua điện thoại nhầm đánh cắp thông tin cá nhân, người dùng có thể thiết lập các danh sách liên lạc riêng tư và đặt các tiêu chí chỉ định cuộc gọi đến từ những số điện thoại trong danh sách này sẽ được chuyển đến số điện thoại chính xác của họ, phương thức này sẽ giúp người dân dễ dàng nhận ra những số điện thoại từ bạn bè và các đối tác kinh doanh của mình, nếu như một số điện thoại bất kỳ nào đó không nằm trong danh sách này thì người dân có thể chuyển cuộc gọi đến một số máy khác nếu như không muốn trả lời.
2. Cách kiểm tra số điện thoại lừa đảo nhanh nhất:
Hiện nay theo như phân tích ở trên thì tình trạng lừa đảo qua điện thoại diễn ra vô cùng phổ biến nhất là khi công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển. Để tránh vấn nạn lừa đảo và gây ra những hậu quả đáng buồn cho người dân thì người dân cần phải trang bị cho mình những kỹ năng phòng tránh cơ bản và luôn luôn đề phòng trước những hành vi và những cuộc gọi có dấu hiệu lạ. Có rất nhiều cách để kiểm tra số điện thoại lừa đảo khác nhau. Hiện nay tại Việt Nam thì mỗi nhà mạng đều có đường dây nóng để giải quyết vấn đề khiếu nại và hỗ trợ trước những yêu cầu của khách hàng. Do đó trước hết, khi muốn kiểm tra số điện thoại lừa đảo thì bạn có thể liên hệ qua tổng đài dịch vụ chăm sóc khách hàng của các nhà mạng để được hỗ trợ và giúp đỡ. Dưới đây là một số đường dây nóng của các nhà mạng phổ biến tại Việt Nam để có thể kiểm tra số điện thoại lừa đảo một cách nhanh nhất:
– Hotline Viettel: 1800 8098
– Hotline Mobifone: 1800 1090
– Hotline Viettel: 1800 1091
Ngoài ra các chủ thể còn có thể kiểm tra số điện thoại lừa đảo bằng mạng xã hội và trình duyệt Google. Tức là ngoài việc làm việc trực tiếp với tổng đài để kiểm tra số điện thoại di động lừa đảo theo như phân tích ở trên thì chủ thể người dân hoàn toàn có thể sử dụng mạng xã hội như Facebook … hay trình duyệt Google để tra cứu một cách đơn giản hơn. Theo đó thì người dân chỉ cần nhập số điện thoại mà người gọi vừa gọi đến cho bạn vào khung tìm kiếm. Nếu như người dùng này có đăng ký trên các ứng dụng thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm được thông tin của các đối tượng này. Ngoài ra có thể kiểm tra số điện thoại lừa đảo trên trình duyệt Google theo cú pháp: Số điện thoại + lừa đảo. Sau đó Google sẽ trả lại kết quả tìm kiếm và từ đó người dân có thể tìm kiếm kỹ hơn về thông tin lừa đảo này.
3. Cần phải làm gì khi bị lừa đảo qua điện thoại đánh cấp thông tin cá nhân?
Khi chẳng may trở thành nạn nhân trong vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị lộ thông tin cá nhân thì người dân cần phải ngay lập tức liên hệ với cơ quan Công an nơi mình cư trú để được giải quyết và hỗ trợ kịp thời. Người dân có thể đến trình bày trực tiếp tại trụ sở của cơ quan công an hoặc liên hệ thông qua các đường dây nóng tố giác tội phạm. Có thể kể đến một số đường dây nóng tố giác tội phạm của công an một số tỉnh thành phố trên địa bàn cả nước như sau:
– Cơ quan An ninh điều tra, Bộ công an tại TP Hà Nội: 069.234.2431;
– Cơ quan An ninh điều tra, Bộ công an thạnh TP Hồ Chí Minh: 069.333.6310;
– Công an thành phố Hà Nội: 069.219.6242/069.219.6764;
– Công an thành phố Đà Nẵng: 069.426.0254;
– Công an thành phố Hải Phòng: 069.278.5874;
– Công an thành phố Cần Thơ: 0693 672 214.
Sau khi tiếp nhận tin báo về tội phạm thì cơ quan công an sẽ tiến hành thủ tục điều tra và xác minh sự việc, dựa trên thông tin và chứng cứ mà người bị hại cung cấp. Trong quá trình giải quyết thì người dân cần phải phù hợp với cơ quan công an để cung cấp thêm một số thông tin phục vụ cho quá trình điều tra được nhanh chóng và hiệu quả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).