Thực tế hiện nay, tranh chấp về lối đi chung là việc xảy ra khá thường xuyên và phổ biến. Vấn đề được đặt ra khi mở lối đi chung cũng xảy ra nhiều ý kiến là chiều rộng lối đi chung rộng bao nhiêu mét là đạt tiêu chuẩn? Pháp luật có quy định về chiều rộng tối thiểu, tối đa lối đi chung không?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về lối đi chung hiện nay:
Hiện nay, các văn bản pháp luật không có quy định hay giải thích cụ thể thế nào là lối đi chung. Thực tế lối đi chung hay còn gọi là ngõ đi chung là phần đất được bỏ ra để các chủ sử dụng đất sử dụng để làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Nguồn gốc hình thành lối đi có thể thông qua thói quen sử dụng từ những lối mòn và sử dụng lâu năm hay do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất tạo nên, từ đó lối đi chung đó tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề;…
Bên cạnh lối đi chung, thực tế cũng như văn bản pháp luật thường đề cập đến lối đi qua. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 254
Nếu như chủ sở hữu nào có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác và phần đất của mình không có lối đi hoặc không đủ diện tích hình thành lối đi để đi ra ngoài được công cộng thì hoàn toàn có được quyền yêu cầu phía bên chủ sở hữu có bất động sản vây bọc kia dành cho mình một lối đi qua phù hợp trên phần đất của họ.
Và lối đi này mở ra phải đảm bảo trên tinh thần thuận lợi và hợp lý nhất, dựa trên địa điểm cũng như tính chất của bất động sản; khi mở lối đi phải đảm bảo không gây thiệt hại cho bất động sản có mở lối đi.
Như vậy, lối đi qua là lối đi trên bất động sản của người khác do chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc và chủ sở hữu bất động sản vây bọc tự thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án của Tòa án đưa ra.
2. Chiều rộng lối đi chung rộng bao nhiêu mét mới đạt tiêu chuẩn?
Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể nào đặt ra tiêu chuẩn về kích thước chung của chiều rộng lối đi chung. Do vậy, về vị trí cũng như giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi chung sẽ do các bên chủ sở hữu bất động tự thỏa thuận và quyết định với nhau, làm sao bảo đảm được việc thuận tiện cho việc ra vào, đi lại, ít gây cản trở, khó khăn cho các bên đồng sử dụng lối đi chung đi lại.
Đối với trường hợp bất động sản được chia thành nhiều thửa đất nhỏ cho các chủ sở hữu; chủ sử dụng đất khác nhau thì phải đảm bảo dành những lối đi cần thiết cho chủ sử dụng đất phía trong bị vây bọc bởi những bất động sản bên ngoài. Và khi đó, lối đi này phải đảm bảo có mặt cắt ngang tối thiểu theo quy định tại từng địa phương một.
Ví dụ: Theo quyết định số 20/2017/UBND thành phố Hà Nội có quy định ngõ đi phải đảm bảo có mặt cắt ngang từ 1m đến 2m tùy từng trường hợp.
Kích thước chiều rộng lối đi như vậy theo quy định của pháp luật không có quy định cụ thể tiêu chuẩn như thế nào mà hoàn toàn do các bên thỏa thuận với nhau hoặc trường hợp không thỏa thuận được thì lúc đó yêu cầu Tòa án hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định kích thước lối đi căn cứ dựa trên hiện trạng các thửa đất sao cho phù hợp và không ảnh hưởng đến các bên.
3. Trường hợp có tranh chấp về lối đi chung thì giải quyết thế nào?
Tranh chấp lối đi chung được hiểu là việc xảy ra tranh chấp mâu thuẫn giữa các chủ sở hữu đất đi chung trên lối đi đó hoặc với những chủ sở hữu đất liền kề. Về bản chất tranh chấp lối đi chung là một dạng tranh chấp thuộc về lĩnh vực đất đai. Do đó nếu như có tranh chấp xảy ra thì sẽ áp dụng quy định của
Bước 1: Thực hiện việc hòa giải tranh chấp lối đi chung:
Về nguyên tắc, nhà nước luôn khuyến khích hòa giải tranh chấp đất đai. Việc hòa giải này do các bên tự hòa giải hoặc làm đơn yêu cầu hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi có tranh chấp để giải quyết.
Về công tác hòa giải: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
Khi tiến hành hòa giải, phía bên Ủy ban phải thực hiện việc phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Thời hạn tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Lưu ý việc hòa giải phải được lập thành
Nếu như rơi vào trường hợp hòa giải mà có thay đổi hiện trạng ranh giới đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi
Bước 2:
Nếu như hòa giải thành thì tranh chấp lối đi chung sẽ chấm dứt.
Nếu trường hợp hòa giải không thành thì sẽ tiến hành xử lý tiếp theo như sau:
* Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất xử lý: nếu như đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc trường hợp chưa có Sổ thì phải có một trong các loại giấy tờ quy định theo Điều 100
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp lối đi chung ra Tòa gồm những giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện tranh chấp (theo mẫu).
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100
– Giấy tờ tùy thân (gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân).
– Các tài liệu chứng minh việc tranh chấp lối đi chung: ví dụ như
– Trường hợp có ủy quyền thì cần có văn bản, giấy tờ ủy quyền.
Thời gian giải quyết tranh chấp đất tại Tòa án thường rơi vào khoảng 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Thường giải quyết tranh chấp đất đai khởi kiện ra Tòa sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Nếu được, các cá nhân, hộ gia đình có xảy ra tranh chấp thì nên ưu tiên sự thỏa thuận là cách xử lý tốt nhất.
* Trường hợp đất không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì sẽ lựa chọn cách thức giải quyết sau:
– Khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có đất.
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền:
+ Thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp quân/huyện: trường hợp tranh chấp thuộc đối tượng giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
Trường hợp cá nhân, hộ gia đình không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật theo thủ tục về tố tụng hành chính.
+ Thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh: trường hợp tranh chấp nếu một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trường hợp nếu như không đồng ý với các quyết định giải quyết trên của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh thì tiến hành khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Lưu ý: nếu trường hợp giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh phải đưa ra được quyết định giải quyết tranh chấp.