Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng về các nguồn tài nguyên khoáng sản. Vì thế các vấn đề xoay quanh lĩnh vực khoáng sản luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Câu hỏi đặt ra là: Chiến lược khoáng sản là gì? Và pháp luật hiện nay quy định như thế nào về chiến lược khoáng sản?
Mục lục bài viết
1. Chiến lược khoáng sản là gì?
Chiến lược khoáng sản là một khái niệm được xây dựng dựa trên hai thuật ngữ. Đó là “chiến lược” và “khoáng sản”. Vậy trước tiên cần hiểu, chiến lược là gì? Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về chiến lược. Có quan điểm cho rằng, chiến lược là việc xác định các mục tiêu và mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hoạt động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này. Tuy nhiên quan điểm khác lại cho rằng, chiến lược là quy mô hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ. Thậm chí nhiều chủ thể lại cho rằng, các khái niệm trên chưa bao quát hết vấn đề nên đã định nghĩa lại: chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhầm dành thế cạnh tranh cho tổ chức đó thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, với mục đích để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu. Nhưng dù là định nghĩa nào, thì những quan điểm trên đều có điểm bất di bất dịch và có sự thống nhất giữa nhiều tác giả với, vì thế có thể đưa ra khái niệm bao quát hơn về chiến lược như: chiến lược là hệ thống các quan điểm, Các mục đích và các mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp và các chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế và cơ hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời gian nhất định.
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất có ít cho con người và sinh vật. Tài nguyên là các tác nhân cơ bản tạo nên môi trường sống của con người, vì thế không có tài nguyên thì không có môi trường. Khoáng sản là những dạng vật chất rất gần gũi và đóng vai trò to lớn trong đời sống con người như vàng, dầu khí, nước khoáng thiên nhiên … khoáng sản có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. Khoáng sản hầu hết là tài nguyên không được tái tạo và là tài sản quan trọng của quốc gia vì thế đặt ra vấn đề quản lý và bảo vệ cũng như sử dụng khoáng sản một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước, phát triển bền vững kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng và an ninh.
Vì thế, có thể đưa ra khái niệm về chiến lược khoáng sản như sau: Chiến lược khoáng sản là tập hợp những quyết định và hành động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực khai khoáng hướng tới mục tiêu đáp ứng được những cơ hội và thách thức trong việc khai thác khoáng sản. Nhìn chung thì chiến lược khoáng sản sẽ có những nội dung cơ bản như sau:
– Chiến lược khoáng sản bao gồm các quan điểm chỉ đạo và các mục tiêu cơ bản trong quá trình điều tra địa chất và khoáng sản và bảo vệ các loại khoáng sản chưa tiến hành khai thác và thăm dò, với mục đích để sử dụng hợp lý và tiết kiệm các loại khoáng sản trên thực tế;
– Chiến lược khoáng sản bao gồm các định hướng điều tra cơ bản về địa chất cũng như bảo vệ các loại khoáng sản chưa tiến hành thăm dò khai thác và chế biến, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các loại khoáng sản sau khi đã khai thác trong thời kỳ lập chiến lược;
– Chiến lược khoáng sản còn bao gồm các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đối với các loại khoáng sản chưa khai thác và thăm dò cũng như các loại khoáng sản đã trải qua quá trình khai thác và thăm dò, các loại khoáng sản đang trong quá trình chế biến nhằm mục đích sử dụng hợp lý và tiết kiệm khoáng sản quốc gia.
2. Quy định về chiến lược khoáng sản:
2.1. Nguyên tắc và căn cứ lập chiến lược khoáng sản:
Căn cứ vào Điều 9 Luật Khoáng sản năm 2018 quy định như về việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ cơ bản sau đây:
– Chiến lược khoáng sản phải được lập phù hợp với kế hoạch và chiến lược phát triển trong lĩnh vực kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển quốc phòng an ninh cũng như quy hoạch vùng theo đúng quy định của pháp luật và chủ trương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chiến lược khoáng sản phải được lập sau cho phù hợp với nhu cầu về khoáng sản cũng như bảo đảm nhu cầu phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội, phù hợp với quá trình khai thác và sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chiến lược khoáng sản phải đảm bảo nguyên tắc chống lãng phí khoáng sản trên thực tế;
– Chiến lược khoáng sản phải phù hợp với nhu cầu sử dụng và chiến lược này cũng phải phù hợp với khả năng đáp ứng khoáng sản trên lãnh thổ của Việt Nam và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản cho sự phát triển của nền kinh tế và xã hội;
– Chiến lược bán sản phải được xây dựng dựa trên kết quả điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản đã được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chiến lược phải được xây dựng dựa trên tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến vấn đề khoáng sản.
Nhìn chung thì khoáng sản để chỉ các loại khoáng vật và khoáng chất có ích được tích tụ trong tự nhiên, khoáng sản có thể được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như thể rắn, thể lỏng và thể khí, ngoài ra thì khoáng sản có thể tồn tại ở nhiều địa thế khác nhau như trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật và khoáng chất ở các bãi thải của mỏ. Vì thế chiến lược khoáng sản phải được lập dựa trên các nguyên tắc và căn cứ theo đúng quy định của pháp luật.
2.2. Trách nhiệm lập, trình, phê duyệt chiến lược khoáng sản:
Căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Luật Khoáng sản năm 2018, vấn đề này được quy định như sau: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ khác và các địa phương có liên quan lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản, theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật ghi nhận. Về vấn đề này, có thể đưa ra ví dụ như sau: Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, chiến lược khoáng sản này có mục tiêu cơ bản như sau:
– Hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 trên diện tích lãnh thổ; hoàn thành công tác điều tra địa chất, khoáng sản biển tỷ lệ 1/500.000; đánh giá làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản phục vụ khai thác và dự trữ quốc gia;
– Thăm dò đáp ứng nhu cầu khai thác, chế biến đến năm 2050 đối với các khoáng sản như đất hiếm, apatit, sắt, chì – kẽm, đồng, thiếc, mangan, cromit, bauxit, cát thủy tinh … và một số khoáng sản khác;
– Hoạt động khai thác khoáng sản của các chủ thể phải gắn với quá trình chế chiến và tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao; hướng đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường; hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản;
– Chiến lược khoáng sản này cũng đã chỉ rõ rằng, chỉ được phép xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản quy mô lớn, các khoáng sản còn lại khai thác chế biến theo nhu cầu trong nước tăng cường dự trữ khoáng sản quốc gia làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế – xã hội;
– Khuyến khích hợp tác điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến một số loại khoáng sản ở nước ngoài, ưu tiên các khoáng sản ở Việt Nam có nhu cầu sử dụng.
3. Một số nhiệm vụ trọng tâm cho hoạt động quản lý tài nguyên khoáng sản trong thời gian tới:
Ngành địa chất và khoáng sản cần phải thực hiện tốt các quy định của pháp luật, xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản về địa chất một cách bài bản theo từng giai đoạn 2020 – 2030, có tầm nhìn đến năm 2050 nhằm tìm kiếm ra các nguồn tài nguyên mới cho đất nước trên phạm vi đất liền và vùng thêm lục địa. Bên cạnh đó thì ngành địa chất bảo quản sản cũng cần phải thực hiện hoàn thiện hơn nữa về chính sách bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai khoáng và chế biến khoáng sản. Tăng cường vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành từ trung ương đến địa phương và người dân nơi có khoáng sản cần được khai thác. Các cơ quan cần phải xây dựng và yêu tiên chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội đối với các khu vực diễn ra hoạt động khai khoáng nhằm ổn định bền vững sự phát triển của kinh tế gắn liền với văn hóa xã hội của từng vùng miền.
Ngoài ra thì ngành địa chất và khoáng sản cũng cần phải chú trọng hơn nữa công tác về đào tạo và phát triển các nguồn nhân lực, quan trọng nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao, cần tăng cường hơn nữa khả năng hợp tác quốc tế trên cả hai phương diện song phương và đa phương nhằm tăng cơ hội tiếp cận với các nguồn công nghệ hiện đại, đồng thời sẽ tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Khoáng sản năm 2018.