Tài liệu trong thư viện là một trong những yếu tố quan trọng để hình thành thư viện, và đây cũng là nguồn chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu đọc của mọi người. Vậy câu hỏi đặt ra: Đối với hành vi chiếm dụng tài liệu của thư viện sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chiếm dụng tài liệu của thư viện sẽ bị xử lý như thế nào?
1.1. Khái quát chung về hành vi chiếm dụng tài liệu của thư viện:
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì có thể thấy, chiếm dụng tài sản là khái niệm để chỉ sự chiếm hữu và sử dụng tài sản không hợp pháp, trái với quy định của pháp luật. Thực chất thì hoạt động chiếm dụng chính là việc chiếm hữu bất hợp pháp tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, khi không được sự đồng ý của người đó, chiếm hữu trái pháp luật tài sản của người khác một cách không ngay tình với mục đích vụ lợi, hoặc những mục đích khác dựa trên phương diện khai thác công dụng để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, hưởng hoa lợi và lợi tức từ tài sản trái quy định của pháp luật. Chiếm dụng là 1 trong những những hành vi vi phạm quyền sở hữu theo quy định hiện nay. Bên cạnh đó thì có thể thấy, tùy theo tính chất và mức độ khác nhau của hành vi chiếm dụng trái phép, mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị chịu trách nhiệm dân sự, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam ta, hành vi chiếm dụng tài sản với tư cách là một trong những chế định của pháp luật về dân sự được ban hành với mục đích bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản hợp pháp lần đầu tiên được ghi nhận trong văn bản pháp lý có giá trị đó là Bộ luật Dân sự. Việc thể chế hóa hành vi chiếm dụng một cách toàn diện dựa trên phương diện khía cạnh dân sự, phương diện khía cạnh hành chính và cả lĩnh vực hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn trong việc bảo hộ các quyền dân sự, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, và phòng chống tội phạm xâm hại về quyền sở hữu tài sản nói chung trong đời sống hiện nay.
Pháp luật hiện nay chưa ghi nhận thế nào là hành vi chiếm dụng tài liệu của thư viện. Tuy nhiên theo phân tích, thì có thể đưa ra khái niệm về hành vi chiếm dụng tài sản thư viện như sau: Chiếm dụng tài sản thực hiện là hành vi chiếm hữu và sử dụng các tài liệu trong thư viện một cách không hợp pháp, khi không được sự đồng ý của người quản lý thư viện, nhầm mục đích khai thác thông tin phục vụ cho nhu cầu của cá nhân hoặc hưởng hoa lợi, lợi tức trái phép từ tài liệu đó.
1.2. Mức xử phạt đối với hành vi chiếm dụng tài liệu của thư viện:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (sau được sửa đổi bởi Nghị định 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo) có ghi nhận về mức xử phạt hành chính đối với hành vi chiếm dụng tài liệu thư viện sẽ bị xử phạt như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi chiếm dụng tài liệu thư viện;
Thứ hai, biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng đối với hành vi chiếm dụng tài liệu thư viện là: Buộc trả lại tài liệu thư viện đã đánh tráo hoặc chiếm dụng đối với hành vi quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với hành vi chiếm dụng tài liệu thư viện có thể sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng, đồng thời thì sẽ bị buộc trả lại tài liệu thư viện đã chiếm dụng.
2. Chiếm dụng tài liệu của thư viện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Nếu hành vi chiếm dụng tài liệu của thư viện thỏa mãn cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015 thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Theo đó thì, chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu là hành vi cố tình không trả lại hoặc không giao nộp tài sản bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được … Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản đã thoát li khỏi chiếm hữu của chủ tài sản (chủ sở hữu hoặc người quản su lí hợp pháp) vì những lí do khác nhau như tài sản bị bỏ quên, bị đánh rơi, bị giao nhầm… hoặc là những tài sản chưa được phát hiện như kim khí quý, những vật báu còn trong lòng đất. Tài sản là đối tượng của tội chiếm giữ trái phép tài sản có đặc điểm giống như ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ở chỗ: Tài sản đó đã ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội một cách hợp pháp trước khi họ có hành vi phạm tội. Nhưng ở tội chiếm giữ trái phép, lí do mà người phạm tội có tài sản khác với lí do mà người phạm tội có tài sản ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội ở tội chiếm giữ trái phép tài sản có tài sản là do ngẫu nhiên. Sự ngẫu nhiên có thể là:
– Ngẫu nhiên mà người phạm tội được giao nhầm. Việc giao nhầm này là hoàn toàn không có lỗi của người phạm tội;
– Ngẫu nhiên người phạm tội đã tìm được, bắt được … tài sản đã bị thất lạc hoặc chưa có người quản lí.
Khi đã có tài sản trong tay như vậy, người phạm tội đã có hành vi chiếm giữ trái phép. Hành vi phạm tội của tội này là hành vi chiếm giữ trái phép. Đó là hành vi biến tài sản đang tạm thời không có hoặc chưa có chủ quản lí thành tài sản của mình một cách trái phép. Hành vi này được thể hiện dưới hình thức cụ thể:
– Không trả lại tài sản mà mình ngẫu nhiên có cho chủ tài sản (trong trường hợp biết chủ tài sản) mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc đã định đoạt tài sản đó;
– Không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mà mình ngẫu nhiên có (trong trường hợp không biết chủ tài sản) mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc đã định đoạt tài sản đó.
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết tài sản đang có không phải là tài sản của mình và biết mình có nghĩa vụ phải trả lại cho chủ tài sản hoặc phải giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó vì mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình.
Dấu hiệu khác thuộc mặt chủ quan của tội phạm này là dấu hiệu cố tình. Đây là dấu hiệu phản ánh thái độ của người có hành vi chiếm giữ trái phép. Thái độ cổ tình là thái độ cương quyết, dứt khoát không chịu giao nộp hoặc không chịu trả lại tài sản mặc dù đã được chủ tài sản hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo đúng quy định của pháp luật.
Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp cho trường hợp phạm tội thoả mãn một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Tài sản bị chiếm giữ trái phép trị giá 200 triệu đồng trở lên;
– Tài sản bị chiếm giữ trái phép là bảo vật quốc gia.
Như vậy thì có thể thấy, hành vi chiếm dụng tài liệu của thư viện có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt như trên.
3. Một số quy định về bảo vệ tài liệu trong thư viện:
Hiện nay trong các thư viện đã có một số quy định về bảo vệ tài liệu của thư viện, có thể tham khảo một số quy định đối với các chủ thể khác, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với bạn đọc, thì cần phải tuân thủ các quy định sau đây:
– Các sinh viên vào thư viện cần phải xuất trình thẻ sinh viên, khi muốn mượn tài liệu trong thư viện thì cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán bộ quản lý thư viện và nộp phí nhất định theo quy định của nhà trường. Bạn đọc ở tỉnh ngoài đến nhà trường muốn đọc sách trong thư viện của nhà trường thì phải có chứng minh nhân dân hoặc một số giấy tờ tùy thân khác có giá trị tương đương. Một số thư viện hiện nay không chấp nhận phục vụ đối với trường hợp mượn thẻ sinh viên của người khác, khi họ bị mất thẻ thì cần phải báo cáo ngay cho cán bộ nhà trường biết để cấp lại;
– Khi trả tài liệu thì bạn đọc cũng cần phải xuất trình thẻ sinh viên. Một số thư viện hiện nay cũng đưa ra quy định về số lượng tối đa sách được mượn, ví dụ như mỗi lần bạn đọc chỉ được mượn tối đa 10 quyển sách trong khoảng thời gian 15 ngày và phải đặt tiền cược cho số sách đã mượn theo giá bìa. Khi bạn đọc trả sách thì thư viện sẽ trả lại khoản tiền cọc đó. Bạn đọc đã mượn sách qua một 1 được tính kể từ ngày mượn thì thư viện sẽ dùng khoản tiền đó để mua quyển sách khác mà không cần phải thông báo tới bạn đọc;
– Không được phép tự ý mang tài liệu của thư viện ra khỏi thư viện, nếu muốn sao chép thì phải có sự đồng ý của cán bộ thư viện và sao chép ngay tại thư viện;
– Nếu làm mất hoặc làm hỏng tài liệu của thư viện thì cần phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
– Tham gia đọc sách tại thư viện cần phải giữ cho mình nếp sống văn minh và lịch sự, cần phải có ý thức giữ gìn trật tự và vệ sinh chung, có ý thức bảo vệ các phương tiện và thiết bị trong nhà trường cũng như trong thư viện;
– Thường xuyên có nhu cầu góp ý với thư viện về thái độ phục vụ của các cán bộ và các nhân viên thư viện, góp ý về nội dung và hình thức phục vụ của thư viện.
Thứ hai, đối với các cán bộ và nhân viên thư viện thì cần phải tuân thủ một số quy định sau:
– Luôn vui vẻ lịch sự và tận tình hướng dẫn bạn đọc tìm hiểu tài liệu và sử dụng thư viện, phục vụ một cách chu đáo mọi yêu cầu của bạn đọc trong khả năng của thư viện, luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mọi người để rút ra kinh nghiệm kịp thời trong quá trình phục vụ bạn đọc ngày một tốt hơn;
– Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm khi xâm hại đến tài liệu của thư viện một cách trái phép.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
– Nghị định 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.