Chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất?
Ngoài quan hệ nhân thân trong hôn nhân và gia đình luôn tồn tại quan hệ về tài sản Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển không thể tránh khỏi những nhu cầu riêng của vợ hoặc chồng bên cạnh đó cũng có thể vì sự bất đồng quan điểm về sử dụng định đoạt tài sản chung đặc biệt đối với tài sản có giá trị lớn quyền sử dụng đất, nhà ở hay các tài sản khác gắn liền với đất. Từ đó dẫn tới cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với việc phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất. Vậy pháp luật quy định như thế nào về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất”.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
+
+ Bộ luật dân sự 2015
1. Chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất
* Chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân
– Khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, theo đó trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trừ trường hợp quy định khác, nếu không thỏa thuận được thả có quyển yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Việc chia tài sản chung được ưu tiên thực hiện theo hình thức thỏa thuận giữa vợ chồng Tuy nhiên để đảm bảo tính hợp pháp, thỏa thuận này phải được lập thành văn bản Quyền sử dụng đất là bất động sản, thuộc loại tài sản phải đăng ký, vì vậy mặc dù pháp luật không quy định bắt buộc việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải được công chúng nhưng với đối tượng là bất động sản thì việc công chứng chứng thực là cần thiết. Đây cũng sẽ là căn cứ trong trường hợp có tranh chấp cần phải giải quyết tại Tòa án
– Trường hợp vợ, chồng không thể thỏa thuận về việc chia tài sản có thể lựa chọn yêu cầu Tòa án giải quyết Việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân tại Tòa án sẽ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc giải quyết chia tài sản khi ly hôn quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
– Theo Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung vụ chống trong thời kỳ hôn nhân do vợ chồng tự thỏa thuận trong văn bản chia tài sản (nếu không có thì được xác định là ngày lập ghi trong văn bản. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn tiến hành tại Tòa án việc chia tài sản chung có hiệu lực từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Quyền sử dụng đất là tài sản cần phải đăng ký, vì vậy thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận là thời điểm thủ tục đăng ký đụng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Tại Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/122014 cũng nêu rõ trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chủng nhận quyền sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chống thì bên được chia phân quyền sử dụng đất bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung
Theo Điều 40
– Việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản đối với việc duy trì hôn nhân duy trì cuộc sống gia đình cũng như quyền và nghĩa vụ tài sản với người thủ ba phát sinh trước khi có thỏa thuận
– Việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân quy định tại Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Theo đó chấm dứt việc chia tài sản chung chỉ thực hiện được khi có sự đồng ý và thoả thuận được thực hiện bằng văn bản của cả hai bên vợ và chồng
* Chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
– Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đưa ra quy định một trong các căn cứ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân là khi vợ hoặc chồng chết (trên thực tế, căn cứ theo ngày chết trên giấy báo tử được khai tại UBND phường xã nơi cư trú cuối cùng của người chết) hoặc khi quyết định của Tòa án tuyên vợ hoặc chồng chết có hiệu lực pháp luật theo các trường hợp được quy định tại Điều 71, Bộ Luật Dân sự 2015 Việc quan hệ hôn nhân bị chấm dứt dẫn đến chấm dứt quan hệ tài sản chung của vợ chồng
– Theo Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng do bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản Tài sản chung trong trường hợp này chỉ được chia khi có yêu cầu chia di sản của vợ hoặc chồng còn sống hoặc của những người thừa kế của vợ, chồng đã chết.
– Trong trường hợp vợ chồng thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận thì việc chia tài sản chung trước hết phải được thực hiện theo thỏa thuận đã được xác lập hợp pháp. Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận bị tuyên vô hiệu, tài sản chung của vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi, vợ và chồng mỗi người hưởng % phân tài sản chung (Khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Khác với trường hợp chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân và chia tài chung khi ly hôn nguyên tắc chia đội giá trị tài sản chung trong trường hợp vợ, hoặc chồng chết không phụ thuộc vào những yếu tố khác như công sức đóng góp, yếu tố lỗi,… Ngoài hưởng 1/2 giá trị tài sản chung trong trường hợp vợ hoặc chồng còn sống là người quản lý di sản thì người đó có quyền được hưởng chi phí bảo quản di sản theo quy định tại Điều 618 Bộ luật dân sự 2015
Đối với phần di sản của vợ hoặc chồng chết sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế khi có yêu cầu Bộ luật dân sự ghi nhận hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
– Trường hợp đi săn được chia theo di chúc, phần tài sản thuộc về người vợ, chồng đã chết được chia theo ý chí của người đó được thể hiện theo di chúc. Lập di chúc là quyền của mỗi người trong thể hiện ý chí của cá nhân trong việc định đoạt chuyển tài sản của mình cho người khác khi chết. Khi vợ hoặc chồng chết có di chúc được lập hợp pháp và theo đúng thủ tục mà pháp luật yêu cầu thì những người được hưởng thừa kế theo di chúc sẽ được quyền hưởng giá trị phân tài sản mà người chết mong muốn trao cho họ Đối với những phần di sản chưa được chia theo di chúc thì sẽ được chia theo pháp luật.
– Theo Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 thì vợ hoặc chồng là một trong những đối tượng luôn được hưởng phần di sản bằng 3 suất của một người thừa kế theo pháp luật khi không được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc hưởng phân ít hơn 7 suất đó. Đây là một quy ảnh nhằm bảo vệ những người có quan hệ hôn nhân khi họ phải chịu những thiệt thòi về tài sản khi thực hiện chia di sản của vợ hoặc chồng đã chết theo di chúc.
– Trong trường hợp di sản được chia theo pháp luật (vợ hoặc chồng chết không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật), đi sản của người chết để lại sẽ được chia đều theo thứ tự các hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, những người được hưởng di sản theo hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: “vợ chồng cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ muỗi, con đẻ con nuôi của người chết”, như vậy tại hàng thừa kế thứ nhất, pháp luật đưa ra những người có quan hệ hôn nhân (vợ hoặc chồng), và những người có quan hệ huyết thống nuôi dưỡng gần nhất với người để lại di sản
– Theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai 2013, đối với di sản là quyền sử dụng đất, những người được hưởng thừa kế có trách nhiệm đăng ký biến động về đất trong thời hạn không quá 30 ngày tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Những người thừa kế được thực hiện các quyền với đất sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc chia di sản có thể bị hạn chế trong trường hợp chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống gia đình, theo yêu cầu của vợ hoặc chồng khi còn sống Quy định này là phù hợp với nguyên tắc bảo vệ đời sống ổn định trong gia đình Bên cạnh đó, không phải mọi đối tượng được hưởng thừa kế ghi trong di chúc đều được nhận di sản thừa kế. Pháp luật quy định người được hưởng di sản thừa kế có quyền từ chối nhận di sản (Điều 620 Bộ luật dân sự 2015) hoặc trong trường hợp người được hưởng di sản thừa kế bị Nhà nước tước quyền hưởng di sản theo các trường hợp tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 thì không được hưởng di sản thừa kế. Trường hợp tài sản không có người thừa kế thị di sản đó thuộc về Nhà nước (Điều 622 Bộ luật dân sự 2015). Đối với di sản là bất động sản không có người thừa kế thì Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất theo quy định theo điểm b Khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013
– Trường hợp người bị Tòa án tuyên bố đã chết trở về.
Trường hợp người bị Tòa án tuyên bố đã chết trở về là một trường hợp đặc biệt được pháp luật du liệu tại Điều 73 Bộ luật dân sự 2015, Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Theo đó, khi người bị tuyên bố chết quay trở về thì Tòa án sẽ hủy quyết định tuyên bố chết và kèm theo những hệ quả về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được phục hồi, tuy nhiên tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết cảnh của Tòa án về việc tuyên bố chồng vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ
tuyên bố chồng vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó. Quan hệ hôn nhân và chế độ tài sản của vợ chồng không được phục hồi kể cả khi chồng hoặc vợ được hủy tuyên bố chết trong hai trường hợp
+ Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định về người đã được tuyên bố mất tích (Khoản 2 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015).
+ Trường hợp vợ hoặc chồng con sống đã kết hôn với người khác.
Trên thực tế, phần lớn các trường hợp vợ hoặc chồng đã được Tòa án tuyên bố chết thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được thực hiện phân chia ngay theo các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng và chia di sản thừa kế. Vị vậy, trường hợp người vợ hoặc chống được hủy tuyên bố chết có quyền được yêu cầu những người đã được nhận tài sản thừa kế trả lại tài sẵn, giá trị tài sản hiện con theo khoản 3 Điều 73 Bộ luật dân sự 2015. Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.