Chia đất cho con cái khi bố mẹ đã qua đời. Người thừa kế theo pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, xin luật sư cho gia đình em hướng giải quyết về việc tranh chấp và chia đất đai của gia đình em như sau ạ. Ông ngoại em có 2 vợ (em xin phép gọi là bà cả và bà hai cho dễ ạ ). Bà cả có 1 người con (bá Huê). Sau khi bà cả mất đi ông em có lấy bà hai (bà hai đã từng lấy 1 ông khác và sinh ra bá Nuôi nhưng sau đó bà hai để bá Nuôi cho 1 người họ hàng nuôi và về lấy ông ngoại em ). Bá Nuôi sống với người họ hàng kia từ nhỏ sau đó lên Hà Nội mưu sinh và lấy chồng, hiện bá và các con đang sống tại Hà Nội. Bà hai sau khi về lấy ông ngoại em thì có sinh thêm 3 người con bao gồm 2 bá ( bá Hấng và bá Nấng ) và mẹ em ( là út). Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bá Nấng đã đi ở cho nhà 1 người trong thôn và được nhà đó nhận làm con nuôi, không sống cùng ông bà ngoại em nữa. Còn bà Hấng cũng đi làm ăn xa từ năm khoảng mười mấy tuổi gì đó ( trên Yên Bái ạ ), thỉnh thoảng có về thăm ông bà. Vì vậy mà ở nhà của ông bà chỉ có mẹ em(con bà hai ) và bá Huê(con bà cả ). Ông bà có 1 mảnh đất thổ cư và 1 mảnh vườn (ngay cạnh nhà, trước đó là ao nhưng đã lấp đi). Sau khi ông bà mất đi thì cũng không để lại di chúc gì, em nghe có bá nói là ông bảo khi bố mất thì mấy chị em tự chia mảnh vườn em cũng không biết là ông có nói như vậy hay không). Sau khi ông bà và bá Huê mất đi thì căn nhà chỉ còn mình mẹ em ở và thờ cúng ông bà và bá (mẹ em không kết hôn với bố em mà 2 người qua lại và mẹ em sinh ra em). Hiện em đang đi học trên Hà Nội, ở nhà chỉ có mẹ. Quyền sử dụng đất (bao gồm đất hiệnmẹ em đang ở và mảnh vườn ) đang đứng tên mẹ em. Vì nhà bên cạnh có nhu cầu mua đất vả lại mẹ em cũng cần tiền đóng học cho em nên mẹ em đã bán 50m2 đất ( trị giá 75 triệu đồng). Mẹ em sau đó có đưa cho 2 bá ( bá Hấng và bá Nấng) mỗi người 10 triệu nhưng 2 bá không đồng ý và muốn chia đều ( tức mỗi người 25 triệu) nhưng mẹ em không đồng ý. Gần đây thì một anh ( có họ hàng với nhà em, cạnh ngay nhà em) có nhu cầu mở rộng đất để xây nhà nên có hỏi mua 1 phần đất ở mảnh vườn. Mẹ em sau đó gọi 2 bá về và bảo 2 bá bán phần của 2 bá cho bằng với phần mẹ em đã bán ( mỗi người đã nhận 75triệu ). Sau khi mẹ em và các bá đã bán thì mảnh vườn còn lại khoảng hơn 1/3 nữa. Vậy luật sư cho em hỏi nhà em chia đất như vậy là đúng hay sai? Có phải mẹ em là người quyết định việc chia đất hay không? Nếu chưa hợp lý thì nên chia như thế nào? Người bá đã mất và người bá đang sinh sống tại Hà Nội có được hưởng 1 phần từ mảnh đất đó không? Mong luật sư hồi đáp giúp em càng sớm càng tốt ạ. Em xin cảm ơn luật sư và công ty rất nhiều ạ.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ là mảnh đất của mẹ đang đứng tên của mẹ bạn được hưởng từ ông bạn.
Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.
Trước tiên cần xác định, tài sản của bố bạn có nằm trong khối tài sản chung của bố mẹ bạn hay không?
Nếu là tài sản chung của ông bà bạn, khi ông bà bạn mất, khối tài sản này sẽ được chia đều sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nếu đây là tài sản riêng của ông bạn thì phần tài sản này sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651
” 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Khi ông bà bạn mất và không để lại di chúc, phần tài sản của ông bạn (sau khi đã phân chia trong khối tài sản chung của ông bà bạn) sẽ được chia đều cho tất cả những người trong hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Do đó, phần tài sản mà ông bạn để lại sẽ được chia đều cho những người thừa kế.
Như vậy tại thời điểm sang tên cho mẹ bạn nếu tất cả người thừa kế đều đồng ý bằng văn bản để thửa đất đó cho mẹ bạn thì lúc này mẹ bạn mới là chủ sở hữu duy nhất và có toàn quyền đối với thửa đất đó và không phải chia mảnh đất còn lại nữa theo quy định của pháp luật.