Hiện nay như đã thấy ở một số nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ và có nhiều chuyển biến khó lường, điển hình là khủng hoảng kinh tế toàn cầu với các cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đang lan sang một số nước Châu Âu, nợ công và quản lý nợ công trở thành vấn đề nóng được quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Chỉ tiêu an toàn nợ công là gì?
Như chúng ta đã biết với nguồn chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của pháp luật thì đây là hệ thống chỉ tiêu qui định mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ công do Quốc hội quyết định. Theo quy định của pháp luật thì các chỉ tiêu an toàn nợ công bao gồm:
+ Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
+ Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
+ Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
2. Chỉ tiêu an toàn nợ công tiếng Anh là gì?
Chỉ tiêu an toàn nợ công tiếng Anh là ” Safety indicators of public debt”.
3. Quy định chỉ tiêu an toàn nợ công:
3.1. Căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5. Căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công Nghị định Số: 94/2018/NĐ-CP Nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công quy định cụ thể như sau:
1. Định hướng về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm.
2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công giai đoạn 05 năm trước.
3. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm nội bộ của nền kinh tế.
4. Các cân đối về thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước, cân đối giữa nhu cầu huy động vốn vay và khả năng trả nợ; cân đối ngoại tệ; nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội và các cân đối kinh tế vĩ mô khác.
5. Tình hình, khả năng huy động vốn trong nước, nước ngoài.
6. Kinh nghiệm và thông lệ quốc tế trong xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công.
Như chúng ta đã thấy trên quy định này đã nếu lên các căn cứ cụ thể nhất để xây dựng quan điểm về nợ công an toàn nhất, trên thực tế thì quan điểm truyền thống về nợ công và theo đó nên đối với việc vay nợ của chính phủ làm giảm tiết kiệm của quốc gia và mức tích luỹ vốn, vì số thuế cắt giảm được bù đắp bằng cách vay nợ nên khuyến khích thế hệ hiện tại tiêu dùng nhiều hơn, số người thất nghiệp giảm đi mặc dù lạm phát có thể cao hơn. Bên cạnh đó về vấn đề vay nợ để lại gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai và đói với các thế hệ tương lai phải sống trong một quốc gia vay nợ nước ngoài lớn hơn và vốn tích luỹ từ nội bộ nhỏ hơn.
Bên cạnh đó xuất hiện các quan điểm trái ngược với quan điểm truyền thống về nợ công, những người theo quan điểm kinh tế học vĩ mô cổ điển quan điểm này đưa ra rằng đối với các biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ và đối với trường hợp này thì cơ quan chính phủ không kích thích chi tiêu trong ngắn hạn, vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Chính sách cắt giảm thuế và tài trợ bằng vay nợ sẽ không gây ra những tác động thực sự đối với nền kinh tế. Việc chấp nhận thâm hụt giảm thu trong thời kỳ suy thoái, tăng thu trong giai đoạn hưng thịnh và vay nợ cũng là cách “lưu thông thuế” để giảm thiểu những tác động tiêu cực của thuế đối với chu trình kinh doanh.
Như vậy nếu căn cứ như trên thì việc xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công lại càng đóng vai trò quan trọng hơn vì bên cạnh những hậu quả về mặt kinh tế và nếu như chính sách tài khoá không bền vững và những nguy cơ vỡ nợ có thể sẽ đưa quốc gia đó tới nguy cơ suy giảm chủ quyền chính trị, khi phải chịu những áp lực to lớn từ phía các chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế nhằm cải tổ lại các thể chế kinh tế theo hướng tự do hoá. Ví dụ như đối với trường hợp của Achentina năm 2001 cho thấy một ví dụ cụ thể về những tác động chính trị khi một quốc gia lâm vào tình trạng tuyên bố chậm nợ.
Thường thì có thể đây là những sức ép về việc thắt chặt chi tiêu, tăng thuế khoá, giảm trợ cấp xã hội, và đi xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế theo hướng tự do hoá nhiều hơn. Bên cạnh đó việc phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế chính trị của quốc gia và có thể cả trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ.
3.2. Xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6. Xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công Nghị định Số: 94/2018/NĐ-CP Nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công quy định cụ thể như sau:
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định mức trần và ngưỡng cảnh báo đối với chỉ tiêu an toàn nợ công, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét quyết định trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy để căn cứ theo quy định này ta thấy xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công để đánh giá tính bền vững của nợ công, tiêu chí tỷ lệ nợ công/GDP được coi là chỉ số đánh giá phổ biến nhất cho cái nhìn tổng quát về tình hình nợ công của một quốc gia, đánh giá mức an toàn của nợ công. Cũng teo quy định này ta thấy với mức độ an toàn được thể hiện qua việc nợ công có vượt ngưỡng an toàn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó. Để bảo đảm an toàn của nợ công, các nước thường sử dụng các tiêu chí sau làm giới hạn vay và trả nợ cụ thể như trường hợp nếu giới hạn nợ công không vượt quá 50% – 60% GDP hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu. Hay có thể là đối với các loại dịch vụ trả nợ công không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ trả nợ của chính phủ không vượt quá 10% chi ngân sách.
Căn cứ theo quy định và một số tài liệu thì có thể thấy ở phía Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra mức quy định ngưỡng an toàn nợ công là 50% GDP. Theo đó nên với tỷ lệ hợp lý với trường hợp các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP. Bên cạnh đó trên thực tế không có hạn mức an toàn chung cho các nền kinh tế; không phải tỷ lệ nợ công trên GDP thấp là trong ngưỡng an toàn và ngược lại. Không những vậy với mức độ an toàn của nợ công phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản thông qua một trường hợp cụ thể của Hy Lạp với tỷ lệ nợ lên đến 113,5 % GDP, Ireland ước khoảng 98,5 % GDP. Vì lí do đó nên để xác định, đánh giá đúng đắn mức độ an toàn của nợ công, không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP, mà cần phải xem xét nợ công một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân cụ thể hơn là đối với tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỉ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội… Bên cạnh đó, những tiêu chí cụ thể là đối với cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ công.
Như vậy căn cứ dựa trên một số nội dung như trên thì nếu nợ công được quản lý chặt chẽ thì chúng tôi cho rằng cần thực hiện tốt hơn thì cơ quan chính phủ cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ công trên cơ sở và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công xác định rõ mục đích vay với mục đích đầu tư hay bất kì mục đích nào cụ thể với các khoản vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả, vay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay trong nước và ngoài nước, với hình thức huy động vốn và lãi suất thích hợp.