Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Vậy chi phí xin giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện nay là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Chi phí xin giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ bao nhiêu?
Căn cứ Phụ lục 4 của Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất về Luật Đầu tư thì ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, chính vì thế, tổ chức hoạt động trong ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng được các điều kiện được phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ pháp luật quy định và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận được hoạt động ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Để một tổ chức được phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ thì sẽ phải chịu nhưng phí sau:
– Phí đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh:
+ Nếu kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo hình thức doanh nghiệp thì phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần, trừ trường hợp doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Ngoài phí này thi doanh nghiệp phải chịu những loại phí sau:
++ Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần;
++ Phí khắc con dấu doanh nghiệp (sẽ tùy từng tổ chức cung cấp dịch vụ khắc dấu);
++ Lệ phí môn bài (được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập)….
+ Nếu kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo hình thức hộ kinh doanh cá thể thì mức thu lệ phí đăng ký hộ kinh doanh sẽ thuộc về thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nên mỗi tỉnh sẽ có các quy định phí này. Đồng nghĩa, mức thu lệ phí đăng ký hộ kinh doanh để dịch vụ cầm đồ ở các tỉnh khác nhau có thể sẽ khác nhau. Ví dụ, hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có mức thu lệ phí đăng ký hộ kinh doanh là 100.000 đồng/lần/đăng ký.
– Phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh: 300.000 đồng (bởi ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề phải có giấy đăng ký an ninh trật tự).
– Phí thẩm định phê duyệt về thiết kế phòng cháy và chữa cháy:
+ Mức thu phí thẩm định phê duyệt đối với dự án xác định theo công thức dưới đây:
Mức thu phí về thẩm định phê duyệt | = | Tổng mức của đầu tư dự án được phê duyệt | x | Tỷ lệ tính phí |
Trong đó:
++ Tổng mức đầu tư dự án được xác định theo theo quy định tại
++ Tỷ lệ tính phí được quy định tại các Biểu mức thu phí I, kèm theo Thông tư số
STT | Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) | Đến 15 | 100 | 500 | 1000 | 5000 | Từ 10000 trở lên |
1 | Dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông | 0.00671 | 0.00363 | 0.00202 | 0.00135 | 0.00075 | 0.00050 |
2 | Dự án, công trình dầu khí, năng lượng, hóa chất | 0.01328 | 0.00718 | 0.00399 | 0.00266 | 0.00148 | 0.00099 |
3 | Dự án, công trình dân dụng, công nghiệp khác | 0.00967 | 0.00523 | 0.00291 | 0.00194 | 0.00108 | 0.00072 |
4 | Dự án, công trình khác | 0.00888 | 0.00480 | 0.00267 | 0.00178 | 0.00099 | 0.00066 |
+ Trường hợp dự án có tổng mức đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị tổng mức đầu tư của dự án ghi ở trong Biểu mức thu phí nêu trên thì tỷ lệ tính phí được tính theo công thức sau:
Nit = Nib – { | Nib – Nia | x (Git – Gib)} |
Gia – Gib |
Trong đó:
++ Nit là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (Đơn vị tính là %).
++ Git là giá trị tổng mức đầu tư của dự án thứ i cần phải tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính là Tỷ đồng).
++ Gia là giá trị tổng mức đầu tư cận trên giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần phải tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính là Tỷ đồng).
++ Gib là giá trị tổng mức đầu tư cận dưới giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần phải tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính là Tỷ đồng).
++ Nia là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gia (Đơn vị tính là %).
++ Nib là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gib (Đơn vị tính là %).
– Mức thu phí thẩm định phê duyệt phải nộp đối với một dự án được xác định nêu trên, mức tối thiểu sẽ là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.
2. Trách nhiệm của tổ chức kinh doanh cầm đồ sau khi được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ:
2.1. Những hoạt động của kinh doanh dịch vụ cầm đồ:
Căn cứ khoản 4 Điều 3
2.2. Trách nhiệm của tổ chức kinh doanh cầm đồ sau khi được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ:
– Các trách nhiệm chung áp dụng đối với các ngành, nghề được quy định tại Điều 25 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, ví dụ:
+ Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định.
+ Nộp phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
+ Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với mỗi loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an
+ Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong tổ chức kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền
+ Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự mà đã được cấp gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
+ Không sử dụng cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
+ Chấp hành việc thanh tra, việc kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy.
+ Không sử dụng nhân viên trong cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù;…..
– Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm có:
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác đã có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp,
+ Các giấy tờ phải còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
– Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
– Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu (ví dụ như xe máy,…) thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó đã có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
– Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba thì phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
– Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc là tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
– Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá về tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
– Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với các tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 47/2019/TT-BTC mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
– Thông tư
– Thông tư