Chi phí hợp lý là chi phí được trừ khi xác định các khoản thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy chi phí thuê đất có được xác định là chi phí hợp lý không?
Mục lục bài viết
1. Chi phí thuê đất có được xác định là chi phí hợp lý không?
Hiện nay, pháp luật không định nghĩa chi phí hợp lý là gì nhưng có đưa ra tiêu chí để xác định được chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, có thể hiểu chi phí hợp lý là chi phí được trừ khi xác định các khoản thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu như đáp ứng được đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc không định nghĩa chi phí hợp lý là một điều khá hợp lý, bởi lẽ chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế, tính thuế thu nhập doanh nghiệp rất đa dạng và cũng rất phức tạp nên không thể quy định một khái niệm chung để nhận diện mọi chi phí.
Điều 4 Thông tư
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá là đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Lưu ý rằng:
– Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
– Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên (20.000.000 đồng) ghi ở trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp mà chưa thực hiện thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi thực hiện xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi đã thanh toán doanh nghiệp lại không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp sẽ phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ mà không có các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả là ở trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Như vậy, chi phí thuê đất có được xác định là chi phí hợp lý hay không thì còn phải phụ thuộc vào doanh nghiệp thực hiện thuê đất có đủ hay không đủ các điều kiện để được trừ mọi khoản chi (xác định là chi phí hợp lý) khi xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể, nếu doanh nghiệp thực hiện thuê đất đáp ứng đủ được các điều kiện sau thì được xác định là chi phí hợp lý để trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, còn nếu doanh nghiệp thực hiện thuê đất không đáp ứng đủ được các điều kiện sau thì không được xác định chi phí thuê đất là chi phí hợp lý để trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
– Điều kiện thứ nhất: Khoản chi thực tế để thuê đất có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Điều kiện thứ hai: Khoản chi để thuê đất có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Điều kiện thứ ba: Khoản chi thuê đất nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần mà có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm cả thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
2. Ví dụ cụ thể về chi phí thuê đất có hoặc không được xác định là chi phí hợp lý:
2.1. Ví dụ cụ thể về chi phí thuê đất được xác định là chi phí hợp lý:
Công ty TNHH thương mại dịch vụ X có thuê một thửa đất của công ty Cổ phần TL để xây dựng kho chứa hàng hóa (đất thuộc quyền sử dụng của công ty Cổ phần TL hoàn toàn được quyền cho thuê). Hai bên có ký kết hợp đồng thuê đất với thời hạn thuê đất là 05 năm, tiền thuê đất hàng tháng mà công ty TNHH thương mại dịch vụ X phải chi trả cho công ty Cổ phần TL là 30.000.000 đồng (bằng hình thức chuyển khoản) và công ty Cổ phần TL đều xuất hóa đơn cho công ty TNHH thương mại dịch vụ X mỗi lẫn công ty TNHH thương mại dịch vụ X thanh toán tiền thuê đất cho mình.
Trong trường hợp này, chi phí thuê đất của công ty TNHH thương mại dịch vụ X được xác định là chi phí hợp lý (được trừ khoản chi) khi xác định thu nhập chịu thuế, vì công ty TNHH thương mại dịch vụ X đã đáp ứng được các điều kiện để được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế:
– Điều kiện thứ nhất: Khoản chi thực tế để công ty TNHH thương mại dịch vụ X thuê đất có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (công ty TNHH thương mại dịch vụ X thuê đất để xây dựng kho chứa hàng hóa của doanh nghiệp).
– Điều kiện thứ hai: Khoản chi để công ty TNHH thương mại dịch vụ X thuê đất có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật (hóa đơn do công ty Cổ phần TL xuất mỗi khi công ty TNHH thương mại dịch vụ X trả tiền thuê đất hàng tháng; hợp đồng thuê đất hai bên đã ký kết).
– Điều kiện thứ ba: Khoản chi công ty TNHH thương mại dịch vụ X trả tiền thuê đất có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
2.2. Ví dụ cụ thể về chi phí thuê đất không được xác định là chi phí hợp lý:
Cũng cùng ví dụ ở mục trên, nhưng ở trường hợp này công ty Cổ phần TL không được quyền cho bên công ty TNHH thương mại dịch vụ X thuê đất, vì đất mà công ty Cổ phần TL đang cho thuê là đất mà công ty Cổ phần TL thuê của một tổ chức khác và theo hợp đồng thuê giữa công ty Cổ phần TL và chủ đất thì công ty Cổ phần TL không được cho người thứ ba thuê lại khi không được sự đồng ý của chủ đất. Nhưng công ty Cổ phần TL đã cho công ty TNHH thương mại dịch vụ X thuê lại đất mà không có sự đồng ý của chủ đất – người cho công ty Cổ phần TL thuê đất, vì thế hợp đồng thuê đất giữa công ty TNHH thương mại dịch vụ X và công ty Cổ phần TL bị vô hiệu.
Ở trường hợp này, chi phí thuê đất của công ty TNHH thương mại dịch vụ X không được xác định là chi phí hợp lý bởi không đáp ứng được điều kiện về “khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật” (hợp đồng thuê đất vô hiệu).
3. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Ngoài các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đã nêu trên, các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm có:
– Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện để được trừ trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp
– Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
+ Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp;
+ Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán ở trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành;
+ Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
+ Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
– Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số các nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.
– Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn), được phép thực hiện lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán.
– Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ.
– Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động trong một số trường hợp pháp luật quy định.
– Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi về trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
– Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng về sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
– Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của
– Các khoản chi được trừ pháp luật quy định nhưng nếu chi không đúng đối tượng, không đúng với mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.
– Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.
– Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.
– Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này đã được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội.
– Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
– Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng mà không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố tại thời điểm vay.
– Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.
– Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng.
– Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
– Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế.
– Chi tài trợ cho giáo dục không đúng đối tượng quy định.
– Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng.
– Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng.
– Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo không đúng đối tượng.
– Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định.
– Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư