Đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp là hoạt động mang tính bắt buộc nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động hợp pháp. Vậy chi phí thành lập công ty, doanh nghiệp hết bao nhiêu tiền? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Trình tự, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp:
Xã hội ngày càng phát triển, thị trường thương mại ngày càng có những bước tiến mạnh mẽ. Chính vì lý do đó, nhu cầu thành lập công ty, doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức tại nước ta ngày càng lớn.
Các công ty, doanh nghiệp được thành lập lên sẽ nằm dưới sự điều chỉnh, quản lý của cơ quan Nhà nước. Tức, Nhà nước sẽ giám sát, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Từ khâu thành lập đến khâu sản xuất, tiến hành, các cá nhân, tổ chức sẽ phải nghiêm túc chấp hành theo các quy định của pháp luật. Khâu đầu tiên trong việc thành lập công ty, doanh nghiệp là làm hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp.
– Hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp phải đảm bảo những giấy tờ, tài liệu sau đây (theo quy định của
+ Tài liệu cung cấp thông tin về điều lệ công ty.
+ Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
+ Đối với việc thành lập công ty cổ phần, cá nhân, tổ chức phải cung cấp danh sách cổ đông sáng lập.
+ Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở nên, cá nhân, tổ chức phải cung cấp danh sách thành viên góp vốn
+ Trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật thì cần phải
+ Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.
– Trình tự thành lập công ty, doanh nghiệp:
+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ thành lập, công ty, doanh nghiệp theo quy định của luật. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người dân sẽ gửi hồ sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty, doanh nghiệp định đặt trụ sở.
+ Bước 2: Nộp lệ phí.
Người dân sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí xin cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp cho sở kế hoạch và đầu tư. Nghĩa vụ nộp lệ phí này được thực hiện song song với hoạt động nộp hồ sơ.
+ Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Sau khi nhận hồ sơ mà công dân gửi lên, Sở kế hoạch đầu tư sẽ tiếp nhận và xem xét giải quyết hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ trả lại hồ sơ để người dân tiến hành chỉnh lý và bổ sung. Khi trả hồ sơ về, Cán bộ chức năng phải nêu rõ lý do trả hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết cấp giấy chứng nhận thành lập công ty, doanh nghiệp.
Trong thời gian là 3 ngày làm việc, Sở kế hoạch đầu tư sẽ hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp và trả giấy đăng ký thành lập cho doanh nghiệp.
+ Bước 4: Thực hiện khắc dấu cho công ty.
Ngay sau khi nhận được giấy đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thực hiện khắc dấu cho doanh nghiệp.
Theo quy định của
2. Các khoản phí mà cá nhân, tổ chức phải đóng khi thành lập công ty, doanh nghiệp:
Khi tiến hành thành lập công ty, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải đảm bảo nghĩa vụ đóng các khoản phí sau đây:
– Lệ phí xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đây là khoản phí bắt buộc đầu tiên mà các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nó chính là phí “đầu vào”. Bởi chỉ khi đảm bảo nghĩa vụ đóng khoản phí này, yêu cầu thành lập công ty, doanh nghiệp của người dân mới được thụ lý và giải quyết.
– Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Khi đóng khoản phí này, thông tin liên quan đến nội dung đăng ký doanh nghiệp của các doanh nghiệp sẽ được sở kế hoạch và đầu tư cập nhập nên Cổng thông tin điện tử. Lúc này, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu thông tin của công ty của mình trên đó. Đây cũng được xem là một trong những phương thức “gia nhập” của các doanh nghiệp trong hệ thống các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
– Chi phí khắc dấu tròn doanh nghiệp. Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ phải tiến hành khắc con dấu. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Tuy nhiên, để con dấu này được công nhận, có giá trị pháp lý, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định cho việc đầu tư khắc dấu tròn doanh nghiệp.
– Ngoài ra, doanh nghiệp phải đóng một số khoản phí liên quan khác như:
+ Chi phí mua chữ ký số khai thuế.
+ Chi phí mở tài khoản ngân hàng.
+ Chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành mã đơn.
+ Lệ phí môn bài.
+ Chi phí thiết kế đặt in bảng hiệu doanh nghiệp.
+ Chi phí làm thủ tục khai thuế ban đầu và đăng ký hóa đơn điện tử.
+ Chi phí đặt dấu chức danh cho giám đốc công ty.
Trên đây là những khoản phí cơ bản nhất mà các công ty, doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện khi thành lập công ty, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã thuê dịch vụ đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp. Theo đó, bên nhận dịch vụ sẽ thay các công ty, doanh nghiệp này thực hiện các hoạt động liên quan đến việc thành lập. Hay nói cách khác, cá nhân, tổ chức sẽ trả phí để bên dịch vụ này thay họ thực hiện các công việc, giấy tờ liên quan đến việc thành lập công ty. Lúc này, người dân sẽ không trực tiếp thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty. Do đó, họ sẽ phải trả một khoản phí nhất định cho dịch vụ này. Lúc này, các chi phí mà cá nhân, tổ chức bỏ ra để đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ phát sinh những khoản dịch vụ khác.
3. Chi phí thành lập công ty, doanh nghiệp hết bao nhiêu tiền?
Ở phần mục trên, người viết đã phân tích về những khoản chi phí mà các doanh nghiệp, công ty cần đảm bảo khi thành lập doanh nghiệp. Vậy mức phí của từng khoản chi phí đó như thế nào? Dưới đây là hệ thống các mức phí cụ thể mà doanh nghiệp cần phải đóng khi thành lập công ty.
– Chi phí xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp: 100.000 đồng.
– Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng.
– Chi phí khắc dấu tròn doanh nghiệp: 450.000 đồng.
– Chi phí mua chữ ký số khai thuế thời hạn 1 năm là 1.600.000 đồng.
– Chi phí ký quỹ tài khoản ngân hàng là: 1.000.000 đồng.
– Chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn: 935.000 đồng.
– Phụ thuộc vào mức vốn điều lệ công ty đăng ký mà lệ phí môn bài cần đóng của doanh nghiệp hàng năm: 2.000.000 đồng hoặc 3.000.000 đồng.
Trên đây là những khoản phí mà các công ty, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp. Những khoản phí này được áp dụng từ những điều khoản cụ thể theo quy định của pháp luật; những khoản phí tương ứng phát sinh trong hoạt động thành lập doanh nghiệp, công ty. Phân tích về mức phí mà Nhà nước đưa ra, có thể thấy, các mức phí này đều mang tính chất tương đối, dựa trên thực tiễn đăng ký thành lập mà cơ quan Nhà nước cần cũng như công dân cần thực hiện.
Như vậy, từ những phân tích ở trên, có thể tổng kết, chi phí thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ tương đương xấp xỉ khoảng 5 đến 6 triệu đồng. Người dân có thể căn cứ vào các mức phí này để tính toán cho việc thành lập doanh nghiệp, công ty của mình. Các quy định về mức phí mang tính chất bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức cần đảm bảo thực hiện khi muốn thành lập công ty, doanh nghiệp.
Thực tế, những quy định về mức phí thành lập công ty, doanh nghiệp mà Nhà nước đưa ra là những quy chuẩn mang tính chất đối chiếu với tình hình giải quyết thực tế, buộc các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ thực hiện. Việc tuân thủ những quy định này người dân đảm bảo thực hiện theo các quy định mà Nhà nước đưa ra. Đồng thời, việc đóng mức phí này giúp người dân đảm bảo nghĩa vụ đóng các khoản phí vào nguồn ngân sách Nhà nước. Hơn hết, quy định này giúp công tác quản lý Nhà nước, công tác quản lý trật tự an toàn xã hội của cơ quan Nhà nước đạt hiệu quả cao nhất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật doanh nghiệp 2020
Thông tư 47/2019/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký đoanh nghiệp