Hiện nay, Nhà nước ngày càng đẩy mạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách để xây dựng các dịch vụ công nhằm phục vụ nhu cầu sống của người dân. Người ta gọi chính sách hỗ trợ đó là chi phí tài trợ. Chi phí tài trợ là gì? Chi phí tài trợ giáo dục hạch toán thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chi phí tài trợ là gì?
– Chi phí tài trợ là nguồn chi phí của Nhà nước nhằm tài trợ cho các hoạt động công, phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.
– Hiện nay, có rất nhiều chi phí tài trợ mà Nhà nước đang thực hiện. Bao gồm: Chi phí tài trợ cho y tế, chi phí tài trợ khắc phục hậu quả do thiên tai, chi phí tài trợ làm nhà cho người nghèo, chi phí tài trợ nghiên cứu khoa học, và chi phí tài trợ giáo dục.
– Với từng loại loại hình nhất định, chi phí tài trợ cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, đối với chi tài trợ cho y tế đúng đối tượng quy định và có hồ sơ xác định khoản tài trợ:
Đối với lĩnh vực này, đối tượng được tài trợ gồm: Các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y ; người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Với các đối tượng này, Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ bằng việc cung cấp các cơ sở vật chất, trang thiết bị vật tư hoặc tiền mặt. Với từng đối tượng khác nhau, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ đưa ra phương hướng, biện pháp hỗ trợ khác nhau. Các nguồn chi phí hỗ trợ này giúp lĩnh vực y tế đặt được những nhu cầu về vật chất nhất định, phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Trước khi đưa ra chi phí hỗ trợ, Nhà nước phải tiến hành thực hiện công tác xác định khoản tài trợ cho ý tế. Việc xác định này giúp Nhà nước thấy được các khoản tài trợ nào là cần thiết, từ đó đưa ra phương án hỗ trợ. Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo
+ Thứ hai, đối với chi phí tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai đúng đối tượng quy định và có hồ sơ xác định khoản tài trợ:
Đối tượng của chi phí tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai là việc tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm các giấy tờ cụ thể sau đây: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ. Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
+ Thứ ba, đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo đúng đối tượng quy định; Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật có hồ sơ xác định khoản tài trợ
Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ là tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ là bên nhận tài trợ. Cùng với đó, trong hồ sơ cần có văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo); hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
+ Thứ tư, đối với chi tài trợ nghiên cứu khoa học đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật; chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước là chương trình được Chính phủ quy định thực hiện ở các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Hồ sơ xác định khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ. Cùng với đó là hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
2. Chi phí tài trợ giáo dục hạch toán thế nào?
Chi phí tài trợ giáo dục là một trong những đối tượng được Nhà nước hỗ trợ. Với chi phí tài trợ giáo dục hạch toán, Nhà nước cũng đưa ra những yêu cầu nhất định về việc xác định tài trợ.
– Đối tượng của chi phí tài trợ giáo dục hạch toán gồm những đối tượng cụ thể sau đây:
+ Thứ nhất, đó là các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học;
+ Thứ hai, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học;
+ Thứ ba, các hoạt động thường xuyên của trường;
+ Thứ tư, học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở giáo dục đại học được quy định tại
+ Thứ năm, các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học;
+ Thứ sáu, tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.
3. Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo dục:
Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo dục gồm các loại giấy tờ cụ thể như sau:
+ Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo
+ Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
Chi phí tài trợ giáo dục giúp các hoạt động giáo dục diễn ra hiệu quả. Nhà nước đưa ra những phương hướng hỗ trợ bằng chi phí hỗ trợ hạch toán. Nhu cầu vật chất trong giáo dục được đảm bảo. Điều này giúp cho quá trình giảng dạy và học tập được đáp ứng về điều kiện vật chất, tinh thần, từ đó hiệu quả giáo dục đạt được hiệu quả ở mức cao nhất.