Chi phí khám chữa bệnh được xác định là tổng chi phí thực hiện các dịch vụ kinh tế phải dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật, chi phí thuốc, chi phí cho vật tư y tế tiêu hao ... trong quá trình khám chữa bệnh. Vậy chi phí khám chữa bệnh có bắt buộc phải suất hóa đơn đỏ hay không?
Mục lục bài viết
1. Chi phí khám chữa bệnh có phải xuất hóa đơn đỏ không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định: Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, trong đó bao gồm dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh cho người và phòng bệnh cho vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khỏe cho con người, dịch vụ phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc đối với những người cao tuổi, dịch vụ chăm sóc dành cho người khuyết tật, vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, dịch vụ cho thuê giường bệnh của các cơ sở ý tế, dịch vụ xét nghiệm, dịch vụ chụp chiếu, dịch vụ lấy mẫu, phế phẩm máu dùng cho người bệnh. Trong đó, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và dịch vụ chăm sóc người khuyết tật bao gồm cả trường hợp chăm sóc y tế, chăm sóc dinh dưỡng, tổ chức các hoạt động văn hóa giải trí thể dục thể thao, tổ chức hoạt động vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho những người được xác định là người cao tuổi và người khuyết tật. Đồng thời, trong gói dịch vụ chữa bệnh theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế bao gồm cả quá trình sử dụng thuốc chữa bệnh, thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh đó nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa các Thông tư để cải cách, đơn giản các TTHC về thuế, có quy định cụ thể về các loại hóa đơn. Cụ thể như sau:
– Hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật được xác định là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ khi thực hiện các hoạt động sau đây:
+ Hoạt động buôn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong nội địa;
+ Hoạt động vận tải quốc tế;
+ Xuất hàng hóa vào khu vực phi thuế quan và các trường hợp khác tương tự như hoạt động xuất khẩu.
– Hóa đơn bán hàng sẽ dùng cho các đối tượng thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trong quá trình buôn bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong phạm vi nội địa, xuất hàng hóa vào các khu vực Phi thuế quan và các trường hợp khác tương tự như hoạt động xuất khẩu;
+ Tổ chức và cá nhân trong khu vực phi thuế quan thực hiện thủ tục buôn bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ vào nội địa, và khi bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức và cá nhân trong cùng khu vực phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn đó ghi rõ “dành cho tổ chức và cá nhân trong khu vực phi thuế quan”.
Theo đó, chi phí khám chữa bệnh thuộc một trong những trường hợp không cần phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Vì vậy, chi phí khám chữa bệnh không bắt buộc phải xuất hóa đơn đỏ.
2. Chi phí tổ chức khám sức khỏe có được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về chi phí tổ chức khám chữa bệnh cho người lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về vấn đề khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Theo đó:
– Hằng năm, người sử dụng lao động cần phải tổ chức hoạt động khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động đang công tác và làm việc trong đơn vị mình, đối với người lao động làm nghề và làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, người lao động được xác định là người khuyết tật hoặc người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động cần phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần cho những đối tượng này;
– Trong quá trình khám sức khỏe cho người lao động, lao động nữ cần phải được thực hiện thủ tục khám chuyên khoa phụ sản, người lao động làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp thì người lao động đó sẽ cần phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
– Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí việc làm cho người lao động đó và trước khi điều chuyển người lao động đó sang làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hơn so với công việc hiện tại hoặc sau khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc người lao động bị bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, nay người lao động tiếp tục trở lại làm việc tại doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp đã được hội đồng giám định y khoa tiến hành thủ tục giám định mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động;
– Người sử dụng lao động tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động, phát hiện các bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu và điều kiện chuyên môn kĩ thuật;
– Người sử dụng lao động đưa người lao động được chuẩn đoán là mắc bệnh nghề nghiệp đến các cơ sở khám chữa bệnh có đầy đủ điều kiện chuyên môn y tế kĩ thuật để thực hiện thủ tục điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế quy định cụ thể;
– Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả sẽ được hạch toán vào chi phí được trừ trong quá trình xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, đồng thời hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo đó, chi phí tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả sẽ hoàn toàn được hạch toán vào chi phí được trừ trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
3. Phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động ở đâu?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, người sử dụng lao động cần phải có nghĩa vụ tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu và điều kiện chuyên môn kĩ thuật theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 21 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về vấn đề khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Theo đó:
Người sử dụng lao động bắt buộc phải tổ chức hoạt động khám sức khỏe cho người lao động phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu và điều kiện chuyên môn kĩ thuật, cơ sở khám chữa bệnh hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;
– Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
– Thông tư 20/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Thông tư 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
– Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa các Thông tư để cải cách, đơn giản các TTHC về thuế;
– Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
THAM KHẢO THÊM: