Thuế TNDN là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, đang có xu hướng tăng lên cùng sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những hiểu biết về những khoản chi phí hợp lý được trừ và không được trừ dành cho doanh nghiệp khi nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Chi phí được trừ là gì?
- 2 2. Các khoản chi phí loại trừ khi tính thuế thu nhập Doanh nghiệp:
- 2.1 2.1. Về khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:
- 2.2 2.2. Về khoản chi khi đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp:
- 2.3 2.3. Về khoản chi cho thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên Đã bao gồm thuế giá trị gia tăng:
- 3 3. Các khoản chi phí không được trừ:
1. Chi phí được trừ là gì?
Chi phí hợp lý được trừ là những chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi trợ cấp … và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Chi phí được trừ theo thuật ngữ chuyên ngành thuế tạm dịch là “Deductible Expenses”
2. Các khoản chi phí loại trừ khi tính thuế thu nhập Doanh nghiệp:
Trước hết, ta cần tìm hiểu những khoản chi phí trong trường hợp doanh nghiệp không phải chi khi tham gia nộp Thuế TNDN:
Các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đang được quy định tại Điều 6 của TT 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 2/8/2014 và được sửa đổi bổ sung tại thông tư 96/2015/TT-BTC và thông tư 25/2018/TT-BTC mới nhất của năm 2018. Cụ thể:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trong đó:
2.1. Về khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:
Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là những khoản chi nhằm tạo ra doanh thu trong kỳ, tương ứng với doanh thu trong kỳ.
Bao gồm:
– Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động. Như : Tiền bảo hiểm, trợ cấp, phụ cấp theo quy định, đào tạo dạy nghề…
– Chi phí vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu… chi phí cho hoạt động kinh doanh. Phù hợp định mức, tạo ra doanh thu trong kỳ
– Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra doanh thu trong kỳ
– Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ
– Chi trả lãi tiền vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
– Chi phí cho bộ máy quản lý, hoặc phí quản lý nộp cấp trên theo quy định
– Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp không được khấu trừ
– Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập.
– Các khoản tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng không được bồi thường
– Hàng hóa hư hỏng do hết hạn, do sinh hóa tự nhiên không được tính vào chi phí được trừ
– Các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chưa có doanh thu
– Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới…
– Chi phí nghiên cứu phát triển thị trường
– Lỗ chênh lệch tỷ giá
– Chi tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ giáo dục, y tế, thiên tai, làm nhà hỗ trợ người nghèo đúng đối tượng
– Các khoản phạt hợp đồng
– Các khoản trích lập dự phòng
– Trích lập quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Một điều cần chú ý là doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ những khoản chi không tương ứng với doanh thu trong kỳ sau:
Các khoản chi không tương ứng với doanh thu trong kỳ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
– Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp. Chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp. Phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
– Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ. Và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật.
– Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
– Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.2. Về khoản chi khi đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp:
Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là những hóa đơn chứng từ thỏa mãn một trong những điều kiện sau:
– Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hóa đơn bán hàng theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC
– Các chứng từ chứng minh các khoản chi theo quy định của pháp luật kế toán,
– Bảng kê mẫu 01/GTGT kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC
2.3. Về khoản chi cho thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên Đã bao gồm thuế giá trị gia tăng:
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn. Mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.Thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt .
Thanh toán không dùng tiền mặt, không phải chỉ là thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
3. Các khoản chi phí không được trừ:
Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN bao gồm:
Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC như đã nêu ở phần khoản chi được trừ ở trên và những khoản chi thuộc diện sau:
– Chi phí khấu hao tài sản cố định
– Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
– Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ.
– Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ.
– Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động.
– Chi trang phục
– Chi thưởng sáng kiến, cải tiến
– Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
– Các khoản chi được trừ nhưng chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.
– Chi trả tiền điện, tiền nước với những doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh; chủ cho thuê trực tiếp ký hợp đồng cung cấp điện, nước với nhà cung cấp
– Trích lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng.
– Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
– Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái
– Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
– Chi tài trợ cho y tế
– Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo
– Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.
– Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế.
– Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện
– Khoản chi liên quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu và cổ tức của cổ phiếu, mua bán cổ phiếu quỹ và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
– Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính
– Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động.
– Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.
– Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.
– Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội.
– Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
– Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
– Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
– Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.
– Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino.
– Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.
– Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm.
– Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
– Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ.
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Thông tư 78/2014/TT-BTC;
– Thông tư 119/2014/TT-BTC;
– Thông tư 151/2014/TT-BTC;
– Thông tư 96/2015/TT-BTC;
– Thông tư 25/2018/TT-BTC.