Đăng ký nhãn hiệu là một trong những hoạt động cơ bản và cần thiết của các tổ chức và cá nhân, đây là thủ tục pháp lý quan trọng để xác lập quyền độc quyền đối với nhãn hiệu mà mình đang sử dụng và kinh doanh. Vậy chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền hiện nay hết bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền hết bao nhiêu tiền?
Trước hết, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về nhãn hiệu. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có đưa ra khái niệm về nhãn hiệu. Theo đó, nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức và cá nhân khác nhau.
Đồng thời, hoạt động đăng ký nhãn hiệu là hoạt động vô cùng quan trọng. Một nhãn hiệu tồn tại tuy nhiên không được thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ kéo theo rất nhiều rủi ro pháp lý. Có thể kể đến một số rủi ro nếu không đăng ký nhãn hiệu độc quyền như sau: Không được độc quyền sử dụng đối với nhãn hiệu đó bao gồm thương hiệu, logo, hình ảnh, bao bì sản phẩm … do mình sáng tạo ra, không thể ngăn cản một bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu đó, đồng nghĩa với việc chủ thể tạo ra một nhãn hiệu tuy nhiên nhãn hiệu đó được dùng chung cho nhiều người, công sức đầu tư sẽ uổng phí, người khác có quyền sử dụng nhãn hiệu đó mà không cần phải xin phép và cũng không cần phải trả bất kỳ một chi phí nào cho quá trình sử dụng nhãn hiệu. Vì vậy, hoạt động đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu độc quyền nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền, cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Theo đó, chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ bao gồm:
– Lệ phí nộp đơn theo quy định của pháp luật hiện nay đang được xác định là 150.000 đồng;
– Phí công bố đơn theo quy định của pháp luật hiện nay đang được xác định là 120.000 đồng;
– Phí phục vụ cho hoạt động tra cứu nhãn hiệu hiện nay đang được xác định là 100 80.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ;
– Phí tra cứu sản phẩm, dịch vụ từ thứ 07 trở đi sẽ được xác định là 30.000 đồng/một sản phẩm, dịch vụ;
– Phí thẩm định nội dung theo quy định của pháp luật hiện nay đang được xác định là 550.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ;
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm, dịch vụ thứ 07 trở đi đang được xác định là 120.000 đồng/sản phẩm, dịch vụ.
2. Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền được quy định thế nào?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 109 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về vấn đề thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Theo đó:
– Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật sẽ được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn;
– Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đơn không đáp ứng đầy đủ điều kiện yêu cầu về hình thức theo quy định của pháp luật, đối tượng nêu trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là đối tượng không được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, người nộp đơn không có quyền đăng ký sở hữu công nghiệp (trong đó bao gồm cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc vô tổ chức/cá nhân tuy nhiên một hoặc một số người trong số đó không đồng ý với quá trình nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đó), hoặc đơn được nộp trái quy định về cách thức nộp đơn căn cứ theo quy định tại Điều 89 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022, người nộp đơn không nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính về phí và lệ phí;
– Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc trường hợp không hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục như sau:
+ Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó cần phải nêu rõ lý do, đồng thời ấn định khoảng thời gian để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót, bổ sung ý kiến phản đối dự định từ chối;
+ Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong trường hợp người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, hoặc người nộp đơn có sửa chữa tuy nhiên quá trình sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, hoặc người nộp đơn không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối;
+ Thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thiết kế mạch bố trí tích hợp bán dẫn đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí.
– Trong trường hợp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 109 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022, hoặc thuộc trường hợp được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 109 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cần phải ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, hoặc cần phải thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ, đồng thời ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 118 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí;
– Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 109 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 sẽ được coi là không được nôn, ngoại trừ trường hợp đơn được sử dụng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Theo đó thì có thể nói, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lý của đơn. Trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải ra thông báo dự định từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu, đồng thời yêu cầu tổ chức và cá nhân nộp đơn sửa đổi những sai sót hoặc có ý kiến phản đối đối với thông báo từ chối. Trong trường hợp tổ chức và cá nhân nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không sửa đổi những sai sót đã được yêu cầu hoặc không có ý kiến phản đối đối với thông báo từ chối, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ ra thông báo từ chối nhận đơn hợp lệ theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 114 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về vấn đề thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Theo đó:
– Những đơn đăng ký sở hữu công nghiệp sau đây sẽ được thực hiện thủ tục thẩm định nội dung nhằm mục đích đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Bao gồm:
+ Đơn đăng ký sáng chế đã được công nhận là hợp lệ, đồng thời có yêu cầu thẩm định nội dung nộp theo quy định;
+ Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận là hợp lệ.
– Đơn đăng ký thiết kế bố trí mặt tích hợp bán dẫn sẽ không được thẩm định nội dung.
Như vậy, đơn đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu độc quyền nói riêng sẽ chỉ được thẩm định nội dung khi đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận là hợp lệ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022;
– Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;
– Thông tư 31/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: