Chi nhánh là đơn vị phục thuộc của doanh nghiệp. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp. Vậy chi nhánh có được sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ?
Mục lục bài viết
1. Chi nhánh có được sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ?
Căn cứ Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ để sử dụng cho các hoạt động như:
– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa.
– Hoạt động vận tải quốc tế.
– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC quy định về việc khai thuế, tính thuế và phân bổ nộp thuế giá trị gia tăng như sau:
– Những đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hóa đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào: đơn vị phục thuộc sẽ khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp cho chi nhánh là đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng đáp ứng điều kiện quy định thì đơn vị phụ thuộc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc. Và chi nhánh hoàn toàn được sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ.
2. Quy định về việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng đối với chi nhánh:
– Tổ chức kinh doanh kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau.
– Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn cách sử dụng hóa đơn dưới đây:
+ Sử dụng
+ Sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau.
– Khi bán hành, các cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng phải lập hóa đơn giao cho người mua. Bên cạnh đó, tiến hành lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hoá gửi bán để từ đó cơ sở giao hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.
– Lưu ý: nếu như cơ sở có số lượng và doanh số hàng hoá bán ra lớn thì việc lập bảng kê có thể để 05 – 10 ngày lập một lần.
Lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất nếu như hàng hóa bán ra có thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau.
– Các cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng: sẽ thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo hóa đơn giá trị gia tăng của cơ sở giao hàng xuất cho.
Do vật, chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ xuất hóa đơn giá trị gia tăng để làm căn cứ cho việc thanh toán, đồng thời kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau.
3. Quy định về kê khai thuế giá trị gia tăng đối với chi nhánh:
Thứ nhất, chi nhánh đặt cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính:
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng đáp ứng điều kiện:
– Sử dụng hóa đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc.
– Theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào
=> Đơn vị phụ thuộc khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.
Do đóm nếu như chi nhánh đặt cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng trực tiếp tại cơ quan thuế của trụ sở chính trừ trường hợp chi nhánh trực tiếp bán hàng hóa.
Thứ hai, chi nhánh đặt khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính:
Người nộp thuế có kinh doanh, hoạt động tại nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán kê khai tập trung tại trụ sở chính sẽ thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế của trụ sở chính, phân bổ số thuế phải nộp cho cơ quan thuế của từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.
=> Do đó, nếu như chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính của người nộp thuế: trường hợp này người nộp thuế sẽ thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh theo quy định.
4. Công ty có thể xuất hóa đơn cho chi nhánh được không?
Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định tổ chức kinh tế kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, cũng như các đơn vị phụ thuộc với nhau.
Do đó, theo quy định trên thì công ty hoàn toàn được xuất hóa đơn để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán.
Lưu ý: doanh nghiệp nếu không xuất hóa đơn thì sẽ bị phạt tiền theo từng hành vi tương ứng của mình tùy vào mức độ, cụ thể như:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với tổ chức và từ 250.000 đồng đến 750.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh nếu:
– Không lập hóa đơn tổng hợp.
– Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
– Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua khác: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức và từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh.
Ngoài ra, trường hợp không xuất hóa đơn được xem là hành vi trốn thuế thì sẽ bị xử phạt và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý trong việc lập hóa đơn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của luật quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 126/2020/nđ-cp ngày 19 tháng 10 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế.
THAM KHẢO THÊM: