Ở mỗi công trình xây dựng thì không thể thiếu được ban quản lý, chỉ huy trưởng công trường, bởi lẽ chỉ huy trưởng công trường có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức, sắp xếp, quản lý, kiểm tra, giám sát, điều hành hoạt động thi công. Cùng tìm hiểu chỉ huy trưởng công trường là gì? Điều kiện được làm là gì?
Mục lục bài viết
1. Chỉ huy trưởng là gì?
Theo quy định của pháp luật thì chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu được hiểu là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một công trình, một dự án hoặc gói thầu cụ thể.
Chỉ huy trưởng công trường là người đứng đầu có vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành, giám sát, kiểm tra, đôn đốc các bộ phận thi công công trình xây dựng cũng như đưa ra những phương thức, cách thức hoạt động thực hiện công việc, những phương án xử lý đối với những tình huống có thể xảy ra tại công trường, làm việc với các bên có liên quan đến dự án đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý, bàn bạc về biện pháp thi công đặc biệt hoặc chủ trương thanh toán với cán bộ kỹ thuật hiện trường và cán bộ thanh toán… để từ đó đạt được hiệu suất công việc cao nhất trong quá trình thi công công trình, dự án, gói thầu đã được nhận.
2. Chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 74 Nghị định 15/2021/NĐ- CP quy định về điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng công trình, như sau:
– Thứ nhất, cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
+ Đối với hạng I: Cá nhân đảm nhiệm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc với điều kiện đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng lĩnh vực trở lên.
+ Đối với hạng II: Cá nhân đảm nhiệm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường cần phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc cá nhân đó đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng lĩnh vực trở lên.
+ Đối với hạng III: Cá nhân đảm nhiệm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc cá nhân đó đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng lĩnh vực trở lên.
– Thứ hai về phạm vi hoạt động:
+ Đối với hạng I: ở hạng I này thì cá nhân đảm nhiệm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cá nhân đó thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.
+ Đối với hạng II: ở hạng II này thì cá nhân đảm nhiệm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.
+ Đối với hạng III: ở hạng III này thì cá nhân đảm nhiệm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã tham gia thi công xây dựng.
Như vậy, đối với cá nhân đảm nhiệm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện, tiêu chuẩn mà pháp luật đã quy định, theo đó đối với từng hạng khác nhau thì sẽ có những điều kiện về tiêu chuẩn khác nhau phù hợp với từng hạng đó. Ngoài việc được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng của các hạng thì cá nhân đảm nhiệm chức danh chức danh chỉ huy trưởng công trường sẽ phải có những điều kiện về kinh nghiệp giám sát công trình xây dựng theo từng hạng mục.
Việc quy định về kinh nghiệm thực tế là vô cùng quan trọng, ở mỗi một hạng mục thì đòi hỏi những thời gian kinh nghiệm là khác nhau và điều đó cho thấy được rằng điều kiện về inh nghiệp là quan trọng, bởi lẽ đó chính là cơ sở để đánh giá khả năng quản lý cũng như khả năng giải quyết những tình huống phát sinh, giám sát, bao quát được những công việc cần phải làm trong quá trình chỉ huy. Qua đó, có thể thấy được những điều kiện cơ bản và cần thiết để cá nhân đó được trở thành một chỉ huy trưởng công trường.
Có thể thấy điều kiện cơ bản để cá nhân có thể trở thành chỉ huy trưởng công trường là phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, theo đó, cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng khi đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật và những điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
+ Đối với chứng chỉ hành nghề giám sát thi công hạng I thì điều kiện cá nhân đó đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
+ Đối với chứng chỉ hành nghề giám sát thi công hạng II thì điều kiện là cá nhân đó đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.
+ Đối với chứng chỉ hành nghề giám sát thi công hạng III thì điều kiện cấp là cá nhân đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Do đó, có thể thấy chứng chỉ hành nghề giám sát công trình là cơ sở, là giấy tờ quan trọng để đánh giá về trình độ, khả năng, về chuyên môn nghiệp vụ của một cá nhân trước khi trở thành một chỉ huy trưởng công trường. Pháp luật đã quy định những điều kiện về việc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, ở mỗi hạng mục khác nhau thì điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có sự phân hóa khác nhau theo từng cấp độ.
Không chỉ đáp ứng về trình độ chuyên môn mà cá nhân đó còn phải đáp ứng điều kiện về những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình xây dựng. Từ đó, có thể thấy được việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn, bởi lẽ, chỉ huy trưởng công trình là người đứng đầu trong vai trò là chỉ huy các hoạt động thi công công trình, dự án, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công phần công việc trong phạm vi quản lý.
Ngoài ra chỉ huy trưởng công trường còn có nhiệm vụ họp với chủ đầu tư để tư vấn giám sát và các bên liên quan tới công trình, báo cáo với cấp trên về tiến độ thi công theo định kỳ, họp các tổ đội, cán bộ toàn công trường khi có những thông báo, những thay đổi hoặc những vấn đề cần giải quyết khi gặp phải những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, chỉ huy trưởng còn có nhiệm vụ, vai trò trong việc kiểm tra, ký khối lượng thanh toán công nhân và khối lượng thanh toán với chủ đầu tư và là người trực tiếp liên lạc với chính quyền, an ninh địa phương, công tác dân vận trong quá trình thi công tại địa bàn….
Qua đó có thể thấy được, chỉ huy trưởng có những vai trò, trách nhiệm vô cùng quan trọng, chính vì vậy mà việc bổ nhiệm chỉ huy trưởng, chọn ra người có năng lực làm chỉ huy trưởng công trường là rất khó khăn, đòi hỏi có sự chọn lọc kỹ lưỡng và phải đáp ứng được những tiêu chuẩn và pháp luật đã quy định. Do đó để trở thành một chỉ huy trưởng công trường thì người đó phải có đầy đủ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm thực tế, năng lực của chỉ huy trưởng phải phù hợp với từng gói thầu, từng dự án đã được giao.
3. Điều kiện cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng cầu đường:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã có bằng ĐH xây dựng công trình cầu đường 4 năm, bằng trung cấp 8 năm , đã có chứng chỉ hành nghề giám sát, nay muốn làm chứng chỉ chỉ huy trưởng cầu đường thì làm ở đâu được pháp luật công nhân, ( làm ở trung tâm hay ở sở giao thông) và thủ tục như thế nào. Xin cảm ơn ạ!
Luật sư tư vấn:
Dựa theo thông tin bạn cung cấp, hiện nay bạn đang muốn được cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng cầu đường. Trường hợp này được hiểu là bạn đang muốn được cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng công trường xây dựng cầu đường. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định về chứng chỉ chỉ huy trưởng công trường, hay chứng chỉ chỉ huy trưởng cầu đường. Do vậy, bạn không cần thực hiện các thủ tục để được cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng công trường xây dựng cầu đường. Tuy nhiên, khi muốn trở thành chỉ huy trưởng công trường xây dựng cầu đường thì bạn cần phải đáp ứng các điều kiện về năng lực và có các loại chứng chỉ hành nghề phù hợp. Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 157
“Điều 157. Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình
… 2. Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.”
Đồng thời tại quy định tại Điều 53
“Điều 53. Điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường
1. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III; đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường mọi cấp công trình cùng loại;
b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp II cùng loại trở xuống;
c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp III, cấp IV cùng loại.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được trích dẫn ở trên thì tùy vào từng loại công trình mà để trở thành Chỉ huy trưởng công trường sẽ cần phải đáp ứng những điều kiện phù hợp. Xem xét trong trường hợp của bạn, bạn đã có Bằng tốt nghiệp đại học xây dựng cầu đường 04 năm, Bằng trung cấp 8 năm, đồng thời cũng đã có chứng chỉ hành nghề giám sát.
Trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể đáp ứng điều kiện để trở thành Chỉ huy trưởng công trường xây dựng cầu đường nếu như bạn có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phù hợp với loại công trình mà bạn dự định cấp chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình, hoặc đã có kinh nghiệm làm chỉ huy trưởng thi công xây dựng, trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình phù hợp với năng lực tương ứng với loại và cấp công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được trích dẫn ở trên. Tuy nhiên, trong thông tin bạn không nói rõ, chứng chỉ giám sát của bạn thuộc loại nào, phù hợp với hạng, cấp công trình nào. Do vậy, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để có sự xác định cụ thể.
Như vậy, từ những phân tích ở trên, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định về Chứng chỉ chỉ huy trưởng công trường, do vậy bạn không cần làm thủ tục gì để cấp loại chứng chỉ này. Tuy nhiên, để được làm Chỉ huy trưởng công trường thì bạn cần đáp ứng điều kiện về năng lực, về trình độ hoặc về kinh nghiệm phù hợp theo quy định tại Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
+ Nghị định 15/2021/NĐ- CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư.