Hứa thưởng là một lời hứa công khai sẽ thưởng cho một người nào đó thực hiện được công việc theo đúng yêu cầu của người tuyên bố. Vậy chỉ hứa thưởng bằng miệng thì có giá trị pháp lý hay không?
Mục lục bài viết
1. Chỉ hứa thưởng bằng miệng có giá trị pháp lý không?
Hứa thưởng là một trong những chế định được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. Hứa thưởng là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự của bên hứa thưởng và bên nhận hứa thưởng. Nghĩa vụ này theo quy định của pháp luật sẽ phát sinh kể từ thời điểm một bên chủ thể, hoặc một nhóm chủ thể đáp ứng được các điều kiện hoặc thực hiện được một công việc do bên hứa thưởng đưa ra. Mặc dù là phải thực hiện được yêu cầu của bên hứa thưởng đưa ra, tuy nhiên việc thực hiện công việc đó không phải là nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào công việc nó tưởng. Vì suy cho cùng, thì chủ thể nhận hứa thưởng có thực hiện hay không thực hiện cũng không phải gánh chịu bất cứ chế tài nào của pháp luật, tức là công việc đó không mang tính chất bắt buộc. Trong trường hợp công việc tại giao dịch hứa thưởng, mà các bên tuyên bố không thỏa mãn các điều kiện cơ bản thì lời tuyên bố với thưởng sẽ không có giá trị. Theo đó, quan hệ nghĩa vụ không phát sinh và các bên cũng không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Vì vậy có thể nói, với thường là việc một bên đưa ra công việc với những điều kiện nhất định phù hợp với ý chí của mình và họ sẽ phải có trách nhiệm trả thưởng cho người đã hoàn thành yêu cầu đó. Hứa thưởng cũng là một trong những hình thức của giao dịch dân sự. Vì thế, điều kiện có hiệu lực của hứa thưởng sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập trên thực tế;
– Chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện, tức là tự do ý chí và bày tỏ quan điểm;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay cũng quy định về hình thức của giao dịch dân sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 119 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể kể đến hình thức của giao dịch dân sự bao gồm:
– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, thể hiện bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể;
– Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì sẽ được coi là hình thức văn bản;
– Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hoặc đăng ký thì cần phải tuân thủ.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 570 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hứa thưởng, cụ thể như sau:
– Người đó công khai gửi được xe tải có nghĩa vụ trả thưởng cho người đã thực hiện được công việc theo yêu cầu của mình;
– Công việc được nữa tưởng phải cụ thể, công việc đó có thể thực hiện được trên thực tế, công việc đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Theo đó có thể nói, hứa thưởng được xem là một hình thức của giao dịch dân sự, hứa thưởng là sự thể hiện dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể bất kỳ. Vì vậy, pháp luật hiện nay không quy định bắt buộc hứa thưởng phải lập thành văn bản. Theo đó, hứa thưởng bằng miệng vẫn sẽ có giá trị pháp lý.
2. Quy định về nghĩa vụ trả thưởng trong giao dịch hứa thưởng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 572 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về trả thưởng trong giao dịch hứa thưởng. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp một công việc được hứa thưởng cho một người thực hiện thì khi công việc đó hoàn thành trên thực tế, người thực hiện công việc đó sẽ được nhận thưởng theo lời hứa thưởng ban đầu;
– Khi một công việc được hứa thưởng cho nhiều người cùng nhau thực hiện tuy nhiên mỗi người thực hiện độc lập với nhau, thì người hoàn thành đầu tiên sẽ được xác định là người được nhận thưởng;
– Trong trường hợp nhiều người cùng nhau hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm, vào cùng một lúc thì phần thưởng sẽ được chia đều;
– Trong trường hợp nhiều người cùng cộng tác với nhau để thực hiện công việc hứa thưởng so với yêu cầu của người hứa thưởng, thì mỗi người sẽ được nhận một phần thưởng tương ứng với phần đóng góp mà mình bỏ ra.
Như vậy có thể nói, hứa thưởng được coi là một trong những căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ phát sinh từ hứa thưởng được coi là nghĩa vụ của người tuyên bố. Khi một hoặc nhiều người cùng đắp ứng bằng cùng thỏa mãn điều kiện, hoàn thành công việc mà người hứa thưởng đưa ra thì bên hứa thưởng sẽ phải có nghĩa vụ trả thưởng theo lời tuyên bố ban đầu. Nghĩa vụ trả thưởng không phải là nghĩa vụ duy nhất của bên trên bố, tuy nhiên nó là nghĩa vụ cơ bản và thể hiện rõ bản chất nhất của quan hệ của thưởng. Việc trả thưởng theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện vào thời điểm nhất định do bên hứa thưởng đưa ra trong tuyên bố. Trong trường hợp tại thời điểm đưa ra tuyên bố, biết hứa thưởng không xác định rõ thời điểm trả thưởng thì nghĩa vụ trả thưởng đó sẽ phải được thực hiện ngay sau khi có chủ thể nào đó đã đáp ứng được yêu cầu và điều kiện nhận thưởng mà bên hứa thưởng đã tuyên bố. Trong trường hợp người tuyên bố không xác định rõ phương thức trả thưởng, thì số tiền trả thưởng sẽ phải được trả một lần vào thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả thưởng.
3. Có được quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng không?
Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng hiện nay được quy định tại Điều 571 của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, khi chưa hết thời hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng hoàn toàn có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Tuy nhiên việc rút lại tuyên bố hứa thưởng sẽ cần phải được thực hiện theo cách thức và trên các phương tiện mà trước đó đã công bố việc hứa thưởng. Căn cứ theo quy định này thì có thể nói, việc hứa thưởng có thể được rút lại khi chưa đến thời hạn bắt đầu thực hiện công việc đó. Điều này đồng nghĩa với việc, người có tiền bố hứa thưởng hoàn toàn có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình khi chưa đến thời hạn thực hiện công việc trong tuyên bố hứa thưởng.
Tuy nhiên, khi rút lại tuyên bố hứa thưởng, người tuyên bố hứa thưởng sẽ phải thực hiện theo đúng cách thức và phương thức mà mình đã thực hiện hoạt động công bố việc hứa thưởng trước đó. Ví dụ như khi một người hứa thưởng trên facebook, nay muốn rút lại lời tuyên bố hứa thưởng đó thì người này cũng phải thực hiện trên facebook … Và ngược lại, khi công việc hứa thưởng đã thực hiện xong thì người nhận hứa thưởng đó sẽ được trả thưởng căn cứ theo quy định tại Điều 572 của Bộ luật dân sự năm 2015 theo như phân tích nêu trên.
Đồng thời, thông qua quy định tại Điều 570 của Bộ luật dân sự năm 2015 có thể thấy việc hứa thưởng được xem là một trong những hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của một bên chủ thể mà không có sự thỏa thuận thống nhất ý chí với bên còn lại giống như hợp đồng dân sự. Đồng thời, pháp luật dân sự hiện nay cũng không có quy định chế tài xử lý đối với những trường hợp không thực hiện việc hứa thưởng. Do đó có thể nói, trong trường hợp người hứa thưởng không thực hiện nghĩa vụ hứa thưởng của mình thì cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.