Chỉ có sổ KT3 có được cho con theo học lớp 1 hệ công lập. Điều kiện để con có thể theo học tại lớp 1 hệ công lập? Thủ tục nhập học cho con vào lớp 1 tại trường tiểu học công lập
Chỉ có sổ KT3 có được cho con theo học lớp 1 hệ công lập được không? Điều kiện để con có thể theo học tại lớp 1 hệ công lập. Thủ tục cho con vào học lớp 1 tại trường tiểu học công lập?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho hỏi: Con tôi chưa có nhập khẩu vào đâu, hiện chỉ có sổ kt3 như thế tôi có cho cháu vào lớp 1 hệ công lập được không?xin luật sư tư vấn giúp tôi a. Cám ơn nhiều! ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Cơ sở giáo dục công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và nhà nước trực tiếp tổ chức quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm. Bao gồm: Giáo dục tiểu học; Giáo dục trung học cơ sở và Giáo dục trung học phổ thông. Trong đó Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ sáu đến mười bốn tuổi; được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi.
Khi con bạn lần đầu tiếp xúc với môi trường giáo dục, ở vị trí là phụ huynh, bạn cần có những chuẩn bị cần thiết về tinh thần cũng như là thủ tục cho con, để con có thể nhập học một cách phù hợp và thuận lợi. Nhiều phụ huynh thắc mắc về vấn đề liệu cư trú như thế nào thì được nhập học cho con, cũng như là các thủ tục cần thiết để nhập học cho con vào lớp 1.
Cơ sở pháp lý:
Văn bản hợp nhất 03/2013/VBHN-VPQH
Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và
Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Nội dung tư vấn:
Trường tiểu học có chức năng Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường tiểu học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Căn cứ vào kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường cụ thể hoá các hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học, xây dựng thời khoá biểu phù hợp với tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện của địa phương.
Sổ tạm trú KT3 hay còn gọi là sổ tạm trú không thời hạn hoặc sổ tạm trú dài hạn của công dân ở một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nào đó. Hơn nữa, nơi ở này không phải là nơi đăng ký thường trú của công dân. KT3 được cấp cho những cá nhân, hộ gia đình mong muốn xác nhận nơi lưu trú tạm thời của mình.
Theo quy định tại Văn bản hợp nhất 03/2013/VBHN-VPQH và Thông tư 35/2014/TT-BCA thì KT3 là trường hợp công dân có hộ khẩu thường trú tại 1 tỉnh/thành nhưng lại có đăng ký tạm trú dài hạn ở tỉnh/thành khác trong cùng một phạm vi đất nước. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú theo quy định, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai bốn tháng.
Theo quy định thì KT cũng được tính như là có hộ khẩu bình thường, tức học theo đúng tuyến mà mình đăng ky tạm trú dài hạn. Tuy nhiên do mỗi nơi thực hiện một khác, nhất là những trường điểm. Vì vậy, căn cứ vào hướng dẫn tuyển sinh của Sở giáo dục và đào tạo ở từng địa phương để xác định cụ thể hồ sơ tuyển sinh.
Trong trường hợp của bạn, bạn đã đăng ký tạm trú dài hạn ở một tỉnh/thành (diện KT3) thì bạn hoàn toàn có đủ điều kiện được sinh hoạt và hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như một công dân thường trú nơi bạn sinh sống. Tức là, trong trường hợp này, mặc dù con của bạn chưa nhập hộ khẩu mà chỉ có sổ KT3 (sổ đăng ký tạm trú dài hạn ở một tỉnh/thành) thì bạn vẫn hoàn toàn có thể cho con bạn vào học lớp 1 tại trường công lập theo đúng tuyến mà bạn đăng ký tạm trú dài hạn.
Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 1 hiện nay tại hầu hết tỉnh, thành thì việc nộp hồ sơ vào lớp 1 gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn xin học;
+ Bản sao giấy khai sinh(kèm theo bản chính để đối chiếu);
+ Bản phôtô sổ hộ khẩu (không cần công chứng, kèm theo bản chính để đối chiếu) hoặc giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của Công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của Công an cấp phường, xã, thị trấn;
Theo quy định thì không cần thiết phải làm KT3 (Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú) để cho cháu vào lớp, phụ huynh cần chuẩn bị các giấy tờ gồm: Đơn xin học; Bản sao giấy khai sinh và một trong các giấy tờ như: Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của Công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của Công an cấp phường, xã, thị trấn thì đã có thể hoàn thành hồ sơ xin nhập học vào lớp 1 cho con.
Mặt khác theo quy định tại Khoản 5 Điều 20 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học:
“5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
…
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường;
Cũng tại Điều 42 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, học sinh có những quyền sau:
“Điều 42. Quyền của học sinh
Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định.
Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.
Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, trường hợp bé nhà bạn có “cư trú” tại một nơi thì được thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi đó. Thậm chí, bạn được quyền lựa chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. “khả năng tiếp nhận” này sẽ phụ thuộc vào tiêu chí tuyển sinh của từng trường.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật về cư trú, cụ thể là Điều 1 Luật cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định: “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú.”
Điều kiện tuyển sinh vào lớp 1 trường công lập cho con:
Điều 40 của Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định:
“Điều 40. Tuổi của học sinh tiểu học
Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm).
Tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi; trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi.
Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường;
b) Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: các đại diện của Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, Tổng phụ trách Đội;
c) Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng xem xét quyết định.
Học sinh trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Thủ tục như sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường;
b) Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.
Học sinh lang thang cơ nhỡ có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được Hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát để xếp vào lớp phù hợp.”
Như vậy, để được nhập học vào lớp 1 trường công lập, con bạn phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi (Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT thì độ tuổi của học sinh tiểu học sẽ là từ 6 tuổi trở lên. Căn cứ để tính tuổi ở đây là theo năm để xác định độ tuổi nhập học cho cháu bé chứ không nhất thiết phải đủ tròn 6 tuổi mới xác định tuổi vào học; riêng trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi…), tình trạng sức khỏe – thể chất, trình độ nhận thức (trường hợp học vượt lớp trong phạm vi cấp học), điều kiện sống.
Theo quy định tại Điều 2 của Để hồ sơ được hoàn thành một cách đầy đủ và chính xác, các vị phụ huynh nên chủ động liên hệ với nhà trường mà con mình sẽ theo học, thông qua phương thức gặp mặt trực tiếp hoặc tìm hiểu thông tin trên các kênh tuyển sinh trực tuyến.
Như vậy, bạn có thể dựa vào điều kiện cụ thể nêu trên làm cơ sở đăng ký học cho con bạn. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị trường học để làm thủ tục nhập học cho cháu.
Trên đây là toàn bộ những nội dung mà Luật Dương gia cung cấp cho bạn đọc về vấn đề đăng ký cho học sinh vào lớp một. Hi vọng bài viết trên đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.