Chế tài tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng. Điều này được quy định tại Điều 308 đến Điều 315 Luật thương mại.
Chế tài tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng. Điều này được quy định tại Điều 308 đến Điều 315 Luật thương mại.
Chế tài tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng thể hiện sự tự vệ và thái độ phản ứng trực tiếp của bên bị vi phạm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong quan hệ hợp đồng. So với Luật thương mại năm 1997, Luật thương mại năm 2005 đã bổ sung thêm hai hình thức chế tài là tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng.
– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng trong thương mại bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Nội dung pháp lý về tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 308 và 309 Luật thương mại năm 2005.
– Đình chỉ thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 310 và 311 Luật thương mại năm 2005. Theo đó, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Khi
– Hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 312, 313, 314 Luật thương mại năm 2005. Theo đó hủy bỏ hợp đồng là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ không hiệu lực từ thời điểm giao kết. Hủy bỏ hợp đồng có thể hủy bỏ một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng. Trong đó, hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ của hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Khi một hợp đồng trong thương mại bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mà các bên thỏa thuận tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng thì không được coi là áp dụng các hình thức chế tài. Chỉ được coi là hình thức chế tài do vi phạm
Căn cứ áp dụng của ba chế tài này (trừ trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm) là: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng; một bên đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Các chế tài này có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng. Vì vậy, bên bị vi phạm không được tự ý tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (như trường hợp bên mua hàng có quyền ngừng thanh toán tiền hàng trong các trường hợp được quy định tại Điều 51 Luật thương mại năm 2005); bên bị vi phạm chỉ có quyền đơn phương tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng nếu trong trường hợp đã có thỏa thuận vi phạm của bên kia là điều kiện tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng.
Luật thương mại còn quy định hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ để tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng phải là những vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Theo Khoản 13 Điều 3 Luật thương mại “Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mực đích của việc giao kết hợp đồng”. Căn cứ này phù hợp với quy định của điều 293 Luật thương mại 2005 “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản”. Đây là điểm mới khá quan trọng của
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc xác định một hành vi vi phạm là vi phạm cơ bản hay vi phạm không cơ bản có ý nghĩa quan trọng, quyết định việc đơn phương tuyên bố hủy hợp đồng là hợp pháp hay không và quyết định đến hậu quả pháp lý của hợp đồng. Bên bị vi phạm sẽ phải cân nhắc, lựa chọn, nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng (nếu có thỏa thuận), còn nếu tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, không cho bên kia cơ hội tiếp tục thực hiện hợp đồng thì chỉ được yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Biểu hiện của ba chế tài này là bên bị vi phạm sẽ không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Việc áp dụng các chế tài này được xem là sự tự vệ trước hành vi vi phạm cam kết trong hợp đồng. Khi áp dụng các chế tài này, sự bất lợi mà bên bị vi phạm phải gánh chịu thể hiện ở chỗ, bên vi phạm không đáp ứng các quyền theo hợp đồng. Khi áp dụng các chế tài này bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.