Nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển ngành sản xuất phần mềm, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi thuế cho công ty sản xuất phần mềm. Nội dung bài viết này sẽ giới thiệu về chế độ ưu đãi thuế cho công ty sản xuất phần mềm.
Mục lục bài viết
1. Chế độ ưu đãi thuế cho công ty sản xuất phần mềm:
1.1. Thuế GTGT đối với dịch vụ phần mềm:
Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC, chuyển giao công nghệ và chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ sẽ là đối tượng được miễn thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hợp đồng bao gồm cả chuyển giao máy móc, thiết bị thì khi đó phần giá trị công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ sẽ không chịu thuế giá trị gia tăng. Còn trong trường hợp, không tách riêng được phần giá trị, thuế GTGT sẽ tính trên cả giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ cùng với máy móc, thiết bị. Ngoài ra, phần mềm máy tính (bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm) cũng được miễn thuế GTGT. Như vậy, đối với trường hợp công ty cung cấp dịch vụ phần mềm sẽ được miễn thuế GTGT khi xuất hóa đơn.
1.2. Chính sách ưu đãi thuế TNDN khi sản xuất phần mềm:
Căn cứ
Căn cứ Thông tư 96/2015/TT-BTC các trường hợp được xem là dự án đầu tư mới bao gồm:
– Được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
– Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014.
– Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự án đầu tư độc lập này.
– Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi TNDN sẽ tự lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi có lợi nhất cho mình. Doanh nghiệp cũng tự xác định các điều kiện ưu đãi, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế TNDN được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế sẽ xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định. (Điều 22 Thông tư 78/2014/TT-BTC).
Như vậy, đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phần mềm không chỉ được hưởng chính sách miễm thuế GTGT mà còn được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN.
2. Điều kiện được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty sản xuất phần mềm là gì?
Để nhận được ưu đãi dành cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ ba điều kiện sau:
Thứ nhất là, về giấy tờ pháp lý: Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Đây là điều kiện cơ bản để khẳng định doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và đủ điều kiện để nhận ưu đãi.
Thứ hai là, thuộc danh mục sản phẩm phần mềm: Sản phẩm phần mềm mà doanh nghiệp sản xuất phải nằm trong danh mục do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. Danh mục này được xây dựng dựa trên các tiêu chí như tính ứng dụng, tính sáng tạo, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, v.v. Việc giới hạn danh mục sản phẩm giúp đảm bảo ưu đãi được hướng đến đúng đối tượng và mục tiêu phát triển ngành phần mềm.
Thứ ba là, về quy trình sản xuất phần mềm: Doanh nghiệp phải tuân thủ quy trình sản xuất phần mềm gồm 7 bước do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. Quy trình này bao gồm các bước như xác định yêu cầu, phân tích và thiết kế, lập trình, thử nghiệm, triển khai, vận hành và bảo trì. Việc tuân thủ quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tóm lại, doanh nghiệp sản xuất phần mềm cần đáp ứng các điều kiện về giấy tờ pháp lý, danh mục sản phẩm và quy trình sản xuất để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty sản xuất phần mềm. Việc này giúp thúc đẩy phát triển ngành sản xuất phần mềm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
3. Công ty sản xuất phần mềm có trách nhiệm như thế nào trong việc đáp ứng quy trình để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?
Ngoài ra công ty sản xuất phần mềm phải có trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT cụ thể như sau:
Một là, tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ:
Công ty tự chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của thông tin trong hồ sơ đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì thế, mọi thông tin sai lệch hoặc thiếu sót có thể dẫn đến việc không được hưởng ưu đãi hoặc bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Hai là, tự xác định hoạt động sản xuất phần mềm đáp ứng theo quy trình:
Công ty cần dựa vào quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BTTTT để tự đánh giá xem hoạt động sản xuất phần mềm của mình có đáp ứng đúng quy trình hay không. Đồng thời, việc tự xác định này cần đảm bảo tính khách quan, trung thực và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.
Ba là, công ty có trach nhiệm gửi, cập nhật thông tin về sản phẩm phần mềm và quy trình sản xuất:
Công ty cần gửi và cập nhật thông tin về sản phẩm phần mềm, công đoạn trong hoạt động sản xuất, mức thuế được khấu trừ cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin). Việc cập nhật thông tin cần được thực hiện định kỳ hoặc khi có thay đổi để đảm bảo tính chính xác và cập nhật.
Bốn là, phải đảm bảo hoạt động sản xuất và sản phẩm phần mềm tuân thủ pháp luật:
Công ty cần đảm bảo hoạt động sản xuất phần mềm và sản phẩm phần mềm của mình không vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan khác. Việc tuân thủ pháp luật là điều kiện tiên quyết để được hưởng ưu đãi thuế và tránh các rủi ro pháp lý.
Như vậy doanh nghiệp phải xác định được là doanh nghiệp sản xuất phần mềm theo thông tư này và gửi, cập nhật thông tin về sản phẩm phần mềm, công đoạn trong hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình, mức thuế được khấu trừ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để tổng hợp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và
Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của bộ tài chính;
Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành
Thông tư 13/2020/TT-BTTTT quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình.
THAM KHẢO THÊM: