Trong trường hợp người lao động đáp ứng đầy đủ điều kiện và có hồ sơ xin hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động đó sẽ được hưởng các khoản trợ cấp. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về chế độ trợ cấp hàng tháng cho người lao động bị tai nạn lao động?
Mục lục bài viết
1. Chế độ trợ cấp hàng tháng cho người bị tai nạn lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về vấn đề trợ cấp hàng tháng. Cụ thể như sau:
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì theo quy định của pháp luật sẽ thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng;
– Mức trợ cấp hàng tháng đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với người lao động có mức độ suy giảm 31% khả năng lao động thì theo quy định của pháp luật, người lao động đó sẽ được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó nếu như người lao động cứ suy giảm tăng thêm 1% khả năng lao động thì sẽ được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
+ Ngoài ra, hàng tháng người lao động có khả năng suy giảm mức độ lao động còn có thể được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng góp vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Từ một năm trở xuống thì người lao động sẽ được tính bằng 0,5%. Sau đó, nếu như người lao động đóng góp vào quỹ tăng thêm mỗi năm thì sẽ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước khi người lao động bị tai nạn lao động/hoặc trước khi người lao động xác định được bệnh nghề nghiệp. Trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tiên tham gia đóng vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hoặc người lao động có thời gian tham gia gián đoạn, sau đó tiếp tục trở lại làm việc, thì tiền lương làm căn cứ để tính khoản trợ cấp cho người lao động trong trường hợp này sẽ được xác định là tiền lương của chính tháng đó.
– Việc dừng hoặc hưởng tiếp chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, trợ cấp phục vụ sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019. Thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục giải quyết chế độ hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp hàng tháng sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019. Trong trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp hàng tháng căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 thì cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải thực hiện hoạt động thông báo bằng văn bản, trong văn bản đó phải nêu rõ lý do chính đáng, việc quyết định chấm dứt hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng cần phải căn cứ vào kết luận và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người đang hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng khi chuyển đến công tác tại nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng tại nơi cư trú mới, thì người lao động đó cần phải có đơn gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi họ đang được hưởng chế độ tai nạn lao động. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ phải xem xét đơn, có nghĩa vụ giải quyết. Trong trường hợp không giải quyết thì cần phải trả lời bằng văn bản, và nêu rõ lý do chính đáng.,
– Người lao động đang hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nhân nhập hàng tháng sau khi suất cảnh ra nước ngoài để định cư thì sẽ được hưởng chế độ trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần sẽ được xác định bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục giải quyết trợ cấp một lần sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 109 và Điều 110 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó thì có thể nói, nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì sẽ thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Cụ thể mức độ như sau:
– Nếu người lao động bị suy giảm 31% khả năng lao động, người lao động sẽ được hưởng 30% mức lương cơ sở;
– Sau đó nếu cứ tăng thêm 1% suy giảm khả năng lao động thì người lao động sẽ được cộng thêm 2% mức lương cơ sở.
2. Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng cho người bị tai nạn lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động của người lao động. Theo đó, trong quá trình lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Giấy xuất viện được cấp bởi các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, hoặc chích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã hoàn thành hoạt động điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp người lao động điều trị nội trú;
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của cơ quan có thẩm quyền đó là hội đồng giám định y khoa;
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, cụ thể là do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ lao động thương binh và xã hội.
Theo đó thì có thể nói, hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng cho người bị tai nạn lao động sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu nêu trên.
3. Mức chi trả tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật cho người bị tai nạn lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của
– Tối đa là 10 ngày đối với những người lao động bị tai nạn lao động có mức độ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
– Tối đa là 07 ngày đối với người lao động bị tai nạn lao động có mức độ suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
– Tối đa là 05 ngày đối với người lao động bị tai nạn lao động có mức độ suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
Theo đó, người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc tuy nhiên sức khỏe của người lao động đó vẫn chưa được hồi phục hoàn toàn thì vẫn sẽ được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe tối đa lên đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong khoảng thời gian đó thì họ sẽ được hưởng lương, cứ 01 ngày sẽ được xác định bằng 30% mức lương cơ sở.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
– Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành;
– Nghị định 88/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.