Chúng ta đều biết, bảo hiểm xã hội mang mục đích của an sinh xã hội. Để bảo vệ quyền lợi cho những người nhận nuôi con nuôi, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đây cũng là một trong những đối tượng được hưởng chế độ thai sản.
Mục lục bài viết
1. Quy định về hưởng chế độ thai sản khi nuôi con nuôi:
Hiện nay, trong thực tế đời sống, việc nhận nuôi con nuôi đã trở nên phổ biến đối với nhiều gia đình. Việc nhận nuôi con nuôi có thể xuất phát từ nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng lý do cơ bản nhất là vì lòng từ tâm, lòng thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn của con người. Trong những năm gần đây, việc nhận con nuôi, nhận cha mẹ nuôi đã được thực hiện khá rộng rãi trong đời sống nhân dân và đem đến những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của người được nhận nuôi cũng như cha mẹ nuôi. Khi nhận con nuôi, những người cha mẹ nuôi cần phải có trách nhiệm đối với đứa trẻ như cha mẹ ruột và đứa trẻ cũng có những nghĩa vụ nhất định đối với cha mẹ nuôi.
Theo quy định của pháp luật, các chủ thể sẽ được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 36
“Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.”
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với trường hợp lao động nữ nhận nuôi con nuôi sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản cho tới khi con nuôi đủ 06 tháng tuổi.
Theo quy định của pháp luật, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi, người nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi được hưởng các quyền lợi sau đây:
Thứ nhất: Được nghỉ đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Theo quy định tại Điều 36 Luật BHXH 2014.
Khi các chủ thể nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, người lao động sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trong trường hợp cả bố hoặc mẹ đều đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ có bố hoặc mẹ được nghỉ việc.
Thứ hai: Được hưởng trợ cấp một lần khi nhận con nuôi.
Theo quy định tại Điều 38
Cũng như lao động nữ sinh con, lao động nữ nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được nhận trợ cấp một lần cho mỗi con.
Mức trợ cấp bằng hai tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận con nuôi. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, lao động nữ nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được nhận trợ cấp bằng 2,98 triệu đồng.
Thứ ba: Được hưởng lương đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ.
Theo quy định tại Điều 39
Ngoài khoản tiền trợ cấp một lần được nêu trên, các chủ thể là người nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi còn được hưởng một khoản tiền bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Do trường hợp nhận con nuôi chỉ được nghỉ cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi nên mức hưởng bằng tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ x số tháng nghỉ.
2. Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con và nhận nuôi con nuôi:
Theo quy định về chế độ thai sản hiện hành, cách tính tiền bảo hiểm thai sản cho nữ khi sinh con và nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 39
“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”
Theo quy định được nêu cụ thể bên trên thì cách tính tiền trợ cấp thai sản như sau:
–
– Mức hưởng một ngày đối với chế độ khám thai sẽ được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản chia cho 24 ngày.
–
Ngoài ra, các chủ thể là người lao động nữ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi còn được hưởng một khoản trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Hiện nay, ngoài khoản tiền trợ cấp hằng tháng, các chủ thể là người lao động nữ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi còn được hưởng một khoản trợ cấp một lần khi sinh con bằng hai lần so với mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động đó sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Sau khi đã sinh con, người lao động nữ bị suy giảm về sức khỏe, có thể khó phục hồi hoàn toàn sau khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội. Do đó, các chủ thể là người lao động nữ có thể được nghỉ dưỡng sức sau sinh, về thời gian hưởng và mức hưởng đã được quy định cụ thể tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Sau khoảng thời gian nghỉ thai sản, trong khoảng thời gian ba mươi ngày đầu làm việc mà sức khỏe của người lao động nữ vẫn chưa phục hồi thì được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh với cách tính trợ cấp thai sản khi dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở, cụ thể như sau:
– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.
– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Chế độ bảo hiểm thai sản của bảo hiểm xã hội là việc hỗ trợ một phần thu nhập khi người lao động nữ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi rơi vào tình trạng mất thu nhập đột ngột. Việc ban hành quy định về chế độ bảo hiểm thai sản của bảo hiểm xã hội nhằm để người lao động ổn định cuộc sống, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hằng ngày.
3. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản có nội dung cụ thể như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của luật này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các chủ thể là người lao động nữ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mới đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản.
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con, nhận con nuôi được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1 Điều 9
– Trường hợp thứ nhất: Khi các chủ thể sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận con nuôi không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
– Trường hợp thứ hai: Khi các chủ thể sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định ở trường hợp thứ nhất.