Nghỉ hưởng chế độ thai sản có bị trừ tiền chuyên cần không? Điều kiện được nghỉ bù, quy định về nghỉ bù.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi. Em có nghỉ chế độ thai sản vợ đẻ mổ 7 ngày. Công ty đã trừ chuyên cần tháng đó giờ lấy thưởng 2/9 công ty lại trừ 2,55% thưởng trong tổng 20%thưởng/1tháng lương là đúng hay sai ạ? Em làm thêm vượt quá số giờ quy định và được nghỉ bù hơn 20 ngày. Mà công ty vẫn chưa xếp lịch cho nghỉ. Trong 20 ngày nghỉ bù đó có 3 ngày gối từ năm 2015. Mà công ty không thanh toán hay cho nghỉ là đúng hay sai ạ, cảm ơn ạ.?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 102 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về chế độ phụ cấp, trợ cấp như sau:
“Điều 102. Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương
Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động”.
Căn cứ vào quy định này thì khoản tiền phụ cấp chuyên cần của công ty bạn sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động. Vì vậy, bạn nên xem lại các quy định này để biết được chính xác công ty bạn trừ phụ cấp chuyên cần của mình là đúng hay sai, luật không quy định cụ thể về phụ cấp chuyên cần. Chủ sử dụng lao động không được đưa ra căn cứ nghỉ hưởng chế độ thai sản để trừ chuyên cần nếu nội quy, thỏa ước lao động có.
Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định về làm them giờ như sau:
“Điều 4. Làm thêm giờ
1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động”.
Căn cứ vào quy định này thì sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ:
+ Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
+ Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.
Điều 114 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ như sau:
+ Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ;
+ Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, đối với số ngày chưa nghỉ của năm 2015 thì năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. Trường hợp công ty bạn chưa thanh toán khoản tiền này là sai.
Trong trường hợp của bạn, bạn căn cứ vào quy định như trên của pháp luật để xác định được trường hợp của mình công ty có làm sai quy định của pháp luật hay không? Trường hợp công ty làm sai thì bạn làm đơn kiến nghị đến công ty, nếu công ty không giải quyết, giải quyết không đúng thì bạn có thể làm đơn khiếu đến Thanh tra lao động hoặc khởi kiện ra Tòa án.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ
- 2 2. Mang thai sau khi nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
- 3 3. Điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi sinh con
- 4 4. Chế độ thai sản khi lao động nữ sinh đôi?
- 5 5. Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nữ
- 6 6. Có được hưởng BHTN khi nghỉ chế độ thai sản không?
- 7 7. Chế độ thai sản cho người khuyết tật
1. Hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh chị! Em đóng bảo hiểm từ tháng 10.2014 đến tháng 3.2015 là tròn 6 tháng. Tháng 1.2016 em sinh em bé. Như vậy em có được hưởng chế độ thai sản không ạ? Em cảm ơn ạ.?
Luật sư tư vấn:
Điều 31
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữa mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhaanjnuooi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao độngt hực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lam động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.
Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách xác định 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi như sau:
“a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”
Vào tháng sinh con, bạn không đóng bảo hiểm xã hội nên thời gian 12 tháng trước khi sinh con của bạn được tính từ tháng 1/2016 lùi lại đến tháng 01/2015. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn là 03 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Theo quy định pháp luật thì bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Do đó, bạn không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản.
2. Mang thai sau khi nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, em đóng bảo hỉêm từ tháng 9/2011 đến 2/2015.em nghỉ vịêc từ tháng 3/2015. Tháng 4/2015 em mang thai,và không đóng bảo hỉêm nữa,tháng 1/2016 em sinh con.Vậy em có đựơc hưởng chế độ thai sản không? ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 31
Điều 32. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Theo như quy định trên, điều kiện để bạn hưởng chế độ thai sản là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đóng bảo hiểm từ tháng 9/2011 đến 2/2015 do vậy bạn đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 3 năm 5 tháng, và từ tháng 3/2015 bạn nghỉ việc và không đóng bảo hiểm cho tới nay. Bạn sinh con vào tháng 01/2016 và nghỉ việc từ tháng 3/2015, từ tháng 04/2015 thì bạn không đóng bảo hiểm xã hội. Vậy thời gian bạn đóng bảo hiểm xã hội trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con của bạn gồm: tháng 01/2015, tháng 02/2015, tháng 03/2015. Như vậy trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, bạn đóng bảo hiểm xã hội được 03 tháng.
Có thể sảy ra hai trường hợp đối với bạn:
+ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì bạn không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
+ Theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội 2014 khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Nếu bạn thuộc trường hợp này bạn sẽ đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
3. Điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Tóm tắt câu hỏi:
Chị B làm việc tại trường tỉnh và tham gia BHXH đủ 5 tháng.đến tháng thứ 6 chị Bxin nghỉ thai sản.khi làm
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Và điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.”
Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu trên thì điều kiện để lao động nữa sinh con được hưởng chế độ thai sản là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Tuy nhiên, nếu đến tháng đóng bảo hiểm tháng thứ 6 mà là tháng sinh con và bạn sinh con từ ngày 15 trở đi thì tháng sinh con được tính vào thời gian đóng bảo hiểm 12 tháng trước khi sinh con trường hợp này bạn vẫn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Nếu như bạn đóng bảo hiểm thai sản đủ 5 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh bạn nghỉ sinh vào đầu tháng thứ 6 mà bạn sinh từ trước ngày 15 thì tháng đó bạn sẽ không được tính tháng tham gia bảo hiểm và sẽ không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
4. Chế độ thai sản khi lao động nữ sinh đôi?
Tóm tắt câu hỏi:
Em làm việc ở công ty điện tử vào tháng hai năm 2011, đến nay đã được 5 năm, mức lương cơ bản của em là 3 triệu 950. Vậy em sẽ được hưởng chế độ thai sản như thế nào khi em sinh đôi?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, thời gian hưởng chế độ khi khám thai và sinh con.
Căn cứ vào Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về chế độ khám thai như sau:
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh như sau:
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Trong trường hợp này, bạn được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai và trong trường hợp bạn sinh đôi nên bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 07 tháng trong đó thời gian hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Thứ hai, mức trợ cấp một lần.
Căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con như sau:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Trong trường hợp này của bạn, mức trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng bạn sinh con.
Thứ ba,
Căn cứ vào Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều 12. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Căn cứ vào quy định trên, mức hưởng một tháng của chị tính bằng mức lương bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp này bạn được nghỉ tối đa 07 tháng trước và sau khi sinh nên bạn sẽ được hưởng 7 x 3 triệu 950 = 27 triệu 650 nghìn đồng.
5. Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nữ
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Quý Công ty! Tôi có chút khúc mắc trong vấn đề hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội. Rất mong được hồi đáp từ phía các anh/chị nắm rõ luật và các quy định hiện hành: Tôi vào làm tại Công ty hiện tại từ tháng 10/2015. Sau 2 tháng thử việc đã trở thành nhân viên chính thức. Tuy nhiên tôi chưa được tham gia đóng bảo hiểm trong thời gian này. Mãi đến tháng 4/2016, khi tôi kết hôn thì mới bắt đầu được tham gia đóng BHXH hàng tháng.
Từ đó đến nay tôi vẫn đóng BH đầy đủ. Đến tháng 10/2016 này tôi sinh con đầu lòng. Xin được hỏi như vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không? Vì tôi nghe nói là hiện nay việc thanh toán, chi trả bảo hiểm cho lao động sau sinh rất khó khăn do có nhiều trường hợp vi phạm gửi đóng, đóng hộ nhằm hưởng tiền bảo hiểm…Với trường hợp đóng vừa đủ 6 tháng trước sinh như tôi cũng gặp khó khăn trong việc thanh toán thai sản, điều này khiến tôi cảm thấy rất thắc mắc và lo lắng về quyền lợi chính đáng của mình. Rất mong được Quý anh/chị giải đáp! Vấn đề tôi muốn hỏi thứ 2 đó là: tôi công tác tại Hà Nội nhưng sinh con ở quê.
Từ nhà bố mẹ chồng lên viện khoảng cách khá xa mà không rõ ngày sinh đẻ biến động thế nào. Nhà tôi gần trạm xá xã…xin cho hỏi nếu không thể lên tới bệnh viện sinh con mà sinh ở trạm xá thì tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản của mình không? Vì tôi nghe nói khi làm hồ sơ thanh toán ngoài giấy chứng sinh, khai sinh của con thì cũng cần cả giấy vào và ra viện? Rất mong sớm nhận được câu trả lời từ Quý Công ty! Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
– Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“Điều 32. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Theo như quy định trên, điều kiện để bạn hưởng chế độ thai sản là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Nếu như bạn đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2016 sinh con thì đã đủ 6 tháng và đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, bạn sinh ở trạm xá hay bệnh viện đều được. Chỉ cần Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con để làm
– Theo Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016 quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành hướng dẫn về thủ tục hưởng chế độ thai sản như sau:
– Doanh Nghiệp chuẩn bị:
+ Danh sách thanh toán chế độ thai sản;
+ Báo giảm lao động theo mẫu.
– Người lao động chuẩn bị:
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan BHXH thanh quyết toán cho doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
6. Có được hưởng BHTN khi nghỉ chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em đóng bảo hiểm từ ngày 1/10/2016. Hiện tại em đang mang thai và ngày dự sinh 22/5/2018, vậy em muốn nghỉ việc trước dự kiến sinh 1 tháng hơn. Vậy luật sư cho em hỏi ngoài tiền hưởng thai sản em được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không và nếu được thì hưởng mấy tháng ạ?
Luật sư tư vấn:
Như thông tin bạn đã cung cấp, bạn muốn nghỉ việc trước khi sinh (thời gian dự sinh là 22/5/2018) và đã đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/10/2016. Việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn được giải quyết như sau:
Các điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 như sau:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật;
b. Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a. Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c. Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d. Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ. Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e. Chết.”
Theo Điều 49 và dẫn chiếu Điều 43, Điều 46 Luật việc làm 2013, bạn đáp cần ứng được tất cả điều kiện sau để được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Thứ nhất, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ trường hợp luật định;
Thứ hai, hợp đồng lao động của bạn là
Thứ ba, trong vòng 03 tháng sau khi chấm dứt hợp đồng bạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
Thứ tư, sau 15 ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp chưa tìm được việc làm.
Nếu như đủ các điều kiện trên thì thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013:
“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
…2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”
Về thời gian hưởng: Bạn đã đóng bảo hiểm từ 01/10/2016, thời điểm dự sinh của bạn là 22/05/2018, bạn muốn nghỉ trước sinh một tháng hơn thì số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn nằm trong khoảng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng. Nên nếu bạn đủ tất cả điều kiện hưởng thì bạn sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, khi có đủ các điều kiện theo luật định thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp không liên quan đến việc hưởng chế độ thai sản.
7. Chế độ thai sản cho người khuyết tật
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi có một nữ lao động khuyết tật hiện đang mang bầu ở tháng thứ 7. Vậy chị ý có được nghỉ sinh thêm 02 tháng so với nữ lao động bình thường không và có được hưởng thêm các chế độ gì sau sinh không? Tôi xin cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại khoản 2, 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
Theo đó, nếu lao động nữ này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản
Tại khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Khi lao động này sinh con thì sẽ được nghỉ tổng thời gian trước và sau sinh con là 6 tháng, nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, với mỗi con thì người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Nếu lao động nữ này muốn nghỉ thêm 2 tháng thì phải sinh ba mà không căn cứ vào việc bạn ấy là người khuyết tật. Bạn nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản đối lao động nữ như bình thường về thời gian hưởng và mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.”
Trường hợp nữ lao động khuyết tật là người khuyết tật nặng hay đặc biệt nặng (dựa trên kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật). Tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 44 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định:
“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”
Theo đó, nếu nữ lao động khuyết tật nặng hay đặc biệt nặng mà mang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng kèm theo trợ cấp xã hội hàng tháng.