Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là đại diện được quy định rất chặt chẽ trong Hiến pháp năm 2013. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Hiểu thế nào là chế độ sở hữu toàn dân?
Sở hữu toàn dân được hiểu là một hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa, theo đó mọi tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, các phương tiện và các tài sản khác sẽ thuộc về Nhà nước.
Chế độ sở hữu toàn dân được quy định rõ trong Hiến pháp 2013 và Bộ luật dân sự 2015. Nhà nước là người đại diện chính thức của nhân dân, cụ thể là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, nhà nước sẽ có các quyền năng như chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Cụ thể:
Có quyền chiếm hữu:
Nhà nước lại đại diện thực hiện quyền chiếm hữu tài sản toàn dân bằng cách ban hành các văn bản pháp quy, quy định việc bảo quản, quy định thể lệ kiểm kê tài sản định kì và đột xuất để kiểm tra tài sản mà Nhà nước đã giao cho các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước. Các cơ quan, doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định.
Các doanh nghiệp có nghĩa vụ sử dụng các tài sản được Nhà nước giao cho một cách hiệu quả và tiết kiệm. Hàng năm hoặc hàng quý, Nhà nước sẽ có những đợt kiểm tra tài sản, máy móc, vật tư,… đó.
Có quyền sử dụng:
Nhà nước đứng với tư cách là người đại diện của chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất, do vậy Nhà nước cũng có quyền khai thác công dụng đối với những tài sản đó. Việc khai thác này sẽ có những kế hoạch nhất định và cơ quan ban ngành quản lý nhất định. Ví dụ: đất đai sẽ do Bộ tài nguyên và môi trường quản lý hoặc Nhà nước thành lập các doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn và tổ chức quản lý, giao cho doanh nghiệp các tư liệu sản xuất để thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Thực tế, quyền sử dụng tài sản được Nhà nước chuyển giao cho các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước để quản lí và khai thác công dụng; hoặc được Nhà nước chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thông qua các hợp đồng dân sự hay thủ tục hành chính nhất định.
Có quyền định đoạt:
Nhà nước đại diện định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân bằng những phương thức khác nhau như chuyển giao cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sử dụng tài sản để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Khi đó, Nhà nước thành lập các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương để trực tiếp quản lý và quyết định việc chuyển giao tài sản trong phạm vi quyền hạn.
Ngoài ra, Nhà nước còn cho các doanh nghiệp có quyền mua, bán phương tiện, nguyên liệu, máy móc, vật tư, hàng hoá… để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động công ích và để thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao.
Tóm lại, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu trực tiếp thông qua các cơ quan quyền lực, các cơ quan quản lý nhà nước hoặc gián tiếp thông qua các doanh nghiệp kinh doanh.
Trên thực tế, khác với những quan hệ dân sự thông thường, quyền sở hữu toàn dân có thể phát sinh thông qua các hợp đồng dân sự hoặc những cơ sở, căn cứ khác như trưng mua tài sản; tịch thu tài sản; hoặc có trường hợp tài sản vô chủ, tài sản bị chôn giấu, vùi lấp, tài sản do người khác đánh rơi mà có,… thì khi đó tài sản đều thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện.
2. Khách thể của sở hữu toàn dân gồm những gì?
Khách thể của sở hữu toàn dân được quy định tại bao gồm: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (căn cứ Điều 53 Hiến pháp 2013; Điều 197 Bộ luật dân sự 2015).
Cụ thể:
– Khách thể là đất đai: đây là một loại tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật; bao gồm toàn bộ đất đai trong phạm vi lãnh thổ. Các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền như chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
Đất sẽ gồm nhiều loại đất khác nhau, trong đó có:
+ Đất phi nông nghiệp: bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất xây dựng công trình sự nghiệp như đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; đất sản xuất, kinh doanh như đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;…
+ Đất nông nghiệp: gồm đất trồng cây hàng năm như đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
– Khách thể là tài nguyên nước: gồm mặt biển, sông, hồ, ngòi, rạch. Đây là một loại tài nguyên vô tận có giá trị vô cùng to lớn phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân.
3. Quy định về thực hiện quyền sở hữu toàn dân:
Chủ thể duy nhất của sở hữu toàn dân chính là Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ theo Điều 198 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân như sau:
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
– Việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân phải được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm.
Việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân sẽ được quy định tùy theo đối tượng, cụ thể bao gồm:
* Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp:
– Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan nếu như tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp.
– Theo quy định thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền thực hiện quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
* Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân:
– Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
– Theo quy định, cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.
(quy định tại Điều 201 Bộ luật dân sự 2015).
* Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp:
– Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
– Theo quy định thì tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Hiến pháp 2013.
Bộ luật dân sự 2015. dấddaast