Đất đai là vấn đề vô cùng phức tạp, trong đó, chế độ sở hữu đất đai là nội dung được khá nhiều người quan tâm, vấn đề này có sự thay đổi qua từng thời kì sao cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Mục lục bài viết
1. Chế độ sở hữu đất thế nào qua Luật Đất đai các thời kỳ:
1.1. Quan niệm về sở hữu ở nước ta:
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, thì sở hữu có thể hiểu là được giữ làm của riêng.
Theo Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, thì sở hữu – Quyền của cả nhân tổ chức trong việc chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt đối với tài sản của mình. Người có quyền sở hữu được gọi là chủ sở hữu. Nội dung quyền sở hữu của chủ sở hữu gồm có: Quyền chiếm hữu quyền sử dụng quyền định đoạt. Nhà nước công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu gồm sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị tổ chức chính trị – xã hội sở hữu tập thể sở hữu tư nhân sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, sở hữu hỗn hợp. sở hữu chung.
Theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp biên soạn, thì sở hữu – Quan hệ xã hội thông qua đó xác định tài sản thuộc về ai? Do chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản trong xã hội …
Từ các quan niệm nêu trên, tác giả cho rằng theo nghĩa chung nhất, thì: Sở hữu là mối quan hệ giữa con người với con người trong việc chiếm giữ vật, và sở hữu sẽ trả lời câu hỏi vật này là của ai?
1.2. Chế độ sở hữu đất qua các thời kỳ:
Thứ nhất, giai đoạn trước năm 1980. Trước năm 1980 mà chính xác hơn là trước ngày 18/12/1980 ở nước ta chưa ra đời chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Hiến pháp năm 1959 thừa nhận các hình thức sở hữu tài sản nói chung và đất đai nói riêng khác nhau. Hiến pháp năm 1959 quy định:
– Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc (Điều 11);
– Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được nhà nước bảo đảm phát triển ưu tiên. Các hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu của toàn dân (Điều 12);
– Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân. Nhà nước ra sức hướng dẫn, giúp đỡ nông dân cải tiến kỹ thuật canh tác, phát triển sản xuất, và khuyến khích nâng dẫn tổ chức hợp tác xã sản xuất, hợp tác xã mua bản và hợp tác xã vay mượn theo nguyên tắc tự nguyện (Điều 14). Như vậy, ở thời kỳ này, các hầm mỏ, sông ngòi và những rừng cây, đất hoang … thuộc sở hữu của toàn dân
Thứ hai, giai đoạn từ năm 1980 đến nay. Từ Luật Đất đai 1987 đến Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013 chúng ta nhận thấy rằng pháp
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013, đối với trường hợp người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đất trồng lúa cho cá nhân, tổ chức khác thì cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng phải thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Hay theo khoản 4 Điều 191 Luật Đất đai 2013 cũng có quy định, đối với trường hợp người sử dụng đất sử dụng đất rừng phòng hộ mà chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác thì cá nhân, tổ chức này phải sinh sống ở khu vực này … Ta có thể thấy rằng, cơ chế quản lý đất đai của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đổi mới và đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
2. Đặc điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong giai đoạn hiện nay:
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là chế độ chính trị và chế độ pháp lý. Chế độ chính trị của sở hữu toàn dân về đất đai thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xã hội hóa đất đai được ghi nhận, khẳng định trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thể hiện bản chất chính trị của chế độ dân chủ nhân dân, trong đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân làm chủ và sở hữu mọi tư liệu sản xuất của xã hội, sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước nói chung và sở hữu đất đai nói riêng. Chế độ pháp lý của sở hữu toàn dần về đất đai thể hiện ở những quy định do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Mọi hành vi vi phạm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đều chịu chế tài pháp lý do pháp luật quy định.
Thứ hai, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được thiết lập dựa trên nền tăng công hữu về tư liệu sản xuất. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ra đời khi Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo xã hội, thiết lập chuyên chính vô sản và thực hiện công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Ở các nước xác lập sở hữu tư nhân về đất đai thì không tồn tại chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
Thứ ba, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thể hiện tính chính trị – xã hội sâu sắc và rộng rãi. Theo đó, chế độ sở hữu toàn dấn là chế độ sở hữu mà toàn thể nhân dân lao động là chủ sở hữu đất đai. Mọi tổ chức, cá nhân (bao gồm nhà nước) không phải là chủ sở hữu đất đai mà có thể là người quản lý, người sử dụng đất … Nhà nước Việt Nam không phải là chủ sở hữu đất đai mà là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, hay còn gọi là chủ sở hữu đại diện về đất đai.
3. Một số giải pháp hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất, Nhà nước cần có kế hoạch sử dụng đất đai lâu dài, cụ thể, rõ ràng, đúng đắn và thông báo công khai kế hoạch đó cho toàn dân biết. Kế hoạch rõ ràng và minh bạch của Nhà nước về sử dụng đất đai sẽ tránh được tình trạng các cơ quan nhà nước can thiệp hành chính tùy tiện vào thị trường đất đai, tránh tình trạng tham nhũng về đất đai. Tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp, tình trạng bạo lực xảy ra ở một số nơi có nguyên nhân chính là sự tranh chấp về quyền sử dụng đất đai. Điều này lại có nguyên nhân ở kế hoạch của Nhà nước trong việc sử dụng đất đai chưa phù hợp (thiếu tính lâu dài, tính cụ thể, tính rõ ràng, tính khoa học, tính minh bạch, tính khách quan, tính công bằng).
Thứ hai, nhà nước cần quy định rõ ràng hơn các hình thức sử dụng và thời hạn sử dụng đất đai. Đối với đất đai tuy không thể đa dạng hóa hình thức sở hữu (vì chỉ có một hình thức sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân) nhưng cần đa dạng hóa các hình thức sử dụng (chứ không phải sở hữu) đất đai. Theo đó, Nhà nước cần quy định rõ phần đất đai thuộc quyền sử dụng của Nhà nước, phần đất đai thuộc quyền sử dụng của tập thể hay tổ chức, phần đất đai thuộc quyền sử dụng của tư nhân để ở, phần đất đai thuộc quyền sử dụng của tư nhân để sản xuất và kinh doanh. Nhà nước cần tạo thủ tục pháp lý thuận lợi để các cá nhân và tổ chức được mua bán quyền sử dụng đất đai. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và về tài sản gắn liền với đất để làm cho các quyền sử dụng về đất đai và quyền sở hữu bất động sản được vận động theo cơ chế thị trường, làm cho việc vốn hóa quyền sử dụng đất đai trở nên thuận lợi, kích thích việc tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa lớn.
Thứ ba, người dân cần thay đổi tập quán trong việc sử dụng đất. Từ xa xưa người Việt Nam thường quan niệm rằng, quyền sử dụng đất đai của họ chỉ cần được hàng xóm xung quanh và địa phương thừa nhận. Họ tự mặc định bằng luật bất thành văn như vậy, họ không cần giấy tờ sở hữu và sử dụng. Một số người thậm chí không cần nhận “sổ đỏ”. Nhiều người chưa hiểu rõ vai trò của hồ sơ pháp lý về sử dụng đất đai. Điều đó ở không ít trường hợp là nguyên nhân của sự tranh chấp đất đai.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Hiến pháp năm 2013;
– Luật Đất đai năm 2013.