Giáo viên mầm non là những người mang sứ mệnh cao cả, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các bạn nhỏ làm quen, tiếp cận với kiến thức xã hội bên ngoài. Giáo viên mầm non sẽ giúp cho những đứa trẻ hình thành nên phẩm chất, thế giới quan và kích thích sự niềm đam mê học tập. Vậy chế độ nghỉ phép của giáo viên mầm non như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chế độ nghỉ phép của giáo viên mầm non như thế nào?
Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ làm việc đối với các giáo viên mầm non quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên, Điều này quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên như sau:
– Thời gian làm việc trong một năm của các giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:
+ 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây sẽ gọi chung là dạy trẻ);
+ 04 tuần dành cho việc học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
+ 02 tuần dành cho việc chuẩn bị trong năm học mới;
+ 01 tuần dành cho việc thực hiện tổng kết năm học.
– Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm có: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
+ Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và những phụ cấp, trợ cấp (nếu có);
+ Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của
Căn cứ theo quy định trên thì chế độ nghỉ phép của giáo viên mầm non cụ thể như sau:
1.1. Nghỉ hè:
– Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và những phụ cấp, trợ cấp (nếu có).
– Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với các giáo viên mầm non và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông. Thời gian này các giáo viên mầm non được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu như có). Căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của mỗi trường thì khi đó hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định. Do đó nên trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với khoảng thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo đúng như những quy định tại Điều 111 và Điều 112
1.2. Nghỉ lễ, tết:
Theo khoản 1 Điều 112
– Ngày tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);
– Ngày tết Âm lịch: 05 ngày;
– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (vào ngày 30/4 dương lịch);
– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (vào ngày 01/5 dương lịch);
– Ngày Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (vào ngày 10/3 âm lịch).
Lưu ý rằng, căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của mỗi trường, khi đó Hiệu trưởng của trường sẽ bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên mầm non một cách hợp lý theo đúng quy định.
1.3. Nghỉ việc riêng:
Giáo viên mầm non được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương và phải thông báo trước trong các trường hợp dưới đây:
– Kết hôn: được nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: được nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của giáo viên mầm non; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng của giáo viên mầm non; vợ hoặc chồng của giáo viên mầm non; con đẻ, con nuôi của giáo viên mầm non chết: nghỉ 03 ngày.
– Giáo viên mầm non được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo khi có ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của giáo viên mầm non, anh, chị, em ruột của giáo viên mầm non chết; cha hoặc mẹ của giáo viên mầm non kết hôn; anh, chị, em ruột của giáo viên mầm non kết hôn.
2. Quy định khi khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non:
Như đã phân tích ở mục trên, thời gian nghỉ hè là một trong những thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non. Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục có quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo như sau:
– Thời gian được nghỉ hè của nhà giáo:
+ Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt với thời gian là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
+ Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng với thời gian là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;
+ Thời gian nghỉ hè hàng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo như quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
+ Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc là trong trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, của cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và của các trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ quyết định theo thẩm quyền.
– Ngoài thời gian nghỉ hè theo quy định vừa nêu trên, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và những ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.
– Căn cứ kế hoạch thời gian năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây sẽ được gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt trên địa bàn.
– Việc nghỉ hè của nhà giáo trong cơ sở giáo dục thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo các quy định riêng của Chính phủ.
Theo quy định trên, trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc là trong trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non hay cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định theo đúng thẩm quyền.
Như vậy, trường hợp có khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh trong thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non thì khi đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quyết định theo đúng thẩm quyền về thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non.
3. Giờ dạy của giáo viên mầm non khi chưa nghỉ phép:
Căn cứ Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ làm việc đối với các giáo viên mầm non thì giờ dạy của giáo viên mầm non khi chưa nghỉ phép được quy định như sau:
– Đối với giáo viên mầm non dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên mầm non dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy ở trên lớp cũng như các công việc khác do chính Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
– Đối với giáo viên mầm non dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên mầm non dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy ở trên lớp cũng như các công việc khác do chính Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
– Đối với giáo viên mầm non dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên mầm non dạy đủ số giờ theo quy định; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên mầm non được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
– Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo đúng như quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng cũng sẽ phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên mầm non trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia vào trong các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non.
THAM KHẢO THÊM: