Chế độ lương và phụ cấp đối với chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã? Hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ?
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế và là tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị, có tư cách pháp nhân. Vì là một hệ thống của nhà nước nên Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã khi tham gia công tác sẽ được hưởng chế độ lương và Phụ cấp theo nhà nước quy định. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP được ban hành về bảng lương của cán bộ cấp xã để cho công dân được bổ nhiệm có thể dễ dàng tìm hiểu về quyền lợi hưởng lương của mình.
Luật sư
1. Quy định về chế độ lương, phụ cấp của cán bộ cấp xã
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi luật sư tôi có bằng tốt nghiệp cao đẳng tại chức ngành sư phạm mầm non hiện nay tôi là viên chức đang hưởng lương bậc 4 hệ số 3,03. Tôi được chỉ định của ban chấp hành đảng bộ xã là chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ xã. Tôi xin hỏi tôi được hưởng hệ số lương và mức phụ cấp như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định cách xếp lương như sau:
“Điều 5. Xếp lương
1. Đối với cán bộ cấp xã:
a) Cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương sau đây:
STT | Chức vụ | Hệ số lương | |
Bậc 1 | Bậc 2 | ||
1 | Bí thư đảng ủy | 2,35 | 2,85 |
2 | – Phó Bí thư đảng ủy – Chủ tịch Hội đồng nhân dân – Chủ tịch Ủy ban nhân dân | 2,15 | 2,65 |
3 | – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân | 1,95 | 2,45 |
4 | – Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ – Chủ tịch Hội Nông dân – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh | 1,75 | 2,25 |
b) Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo
… “
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có trình độ cao đẳng, bạn sẽ được xếp lương theo ngạch chuyên viên, mã số 01a.003, hệ số lương theo bảng lương tại
Về phụ cấp:
Điều 7 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
“Điều 7. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung như sau:
a) Bí thư đảng ủy: 0,30;
b) Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25;
c) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20;
d) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.”
Trường hợp bạn là Chủ tịch Hộ liên hiệp phụ nữ xã thì được hưởng phụ cấp bằng 0,15.
2. Hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ
Theo điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam quy định: “Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã, phường, thị trấn là cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Hội, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.”
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ
Theo đó, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhu sau:
Về chức năng
– Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam sẽ đại diện cho các tầng lớp phụ nữ ở các cơ sở để chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trực tiếp tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước.
+ Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; hỗ trợ nâng cao năng lực, trình độ; đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ.
– Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phải thực hiện chính sách đoàn kết, vận động phụ nữ tại cơ sở thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.
+ Tổ chức các hình thức phù hợp, thiết thực để tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ;
+ Phát động các phong trào, cuộc vận động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đồng thuận của phụ nữ trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Về nhiệm vụ
– Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục phụ nữ về chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
+ Tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa phụ nữ với Đảng và Nhà nước;
– Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có nhiệm vụ vận động, hỗ trợ phụ nữ tại cơ sở nâng cao năng lực, trình độ, để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và xây dựng gia đình hạnh phúc;
– Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trực tiếp tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới;
+ Tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật theo quy định;
+ Tham gia đoàn giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân;
+ Tham gia các cơ chế đại diện trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ban chỉ đạo, Hội đồng bầu cử, các Hội đồng khác;
+ Thực hiện tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo;
+ Tập hợp các kiến nghị, đề xuất của phụ nữ, trưng cầu ý kiến của phụ nữ;
+ Vận động hội viên, phụ nữ và nhân dân thực hiện quyền giám sát.
– Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trên thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.
+ Nâng cao nhận thức của xã hội về bình đẳng giới; vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội;
+ Xây dựng đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới; nâng cao năng lực của cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp; phát huy vai trò của phụ nữ, ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp thuộc cơ cấu tiêu biểu các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị;
+ Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước;
+ Vận động các nguồn lực, tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện bình đẳng giới;
+ Động viên phụ nữ phát huy tính tích cực, chủ động, sự tự tin, tiềm năng và các thế mạnh của bản thân.
2.2. Về Hội viên của tổ chức
Điều kiện công nhận Hội viên
– Đối với phụ nữ muốn tham gia tổ chức Hội tại các chi, tổ phụ nữ theo địa bàn dân cư:
+ Phụ nữ Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có nguyện vọng trở thành hội viên của Hội trình bày với chi hội trưởng/tổ trưởng hoặc chi hội trưởng/tổ trưởng chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ (bao gồm cả phụ nữ di cư), gặp gỡ và vận động tham gia tổ chức Hội;
+ Chi hội trưởng/tổ trưởng lập danh sách những phụ nữ có nguyện vọng trở thành hội viên theo địa bàn dân cư gửi Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở để báo cáo Ban Chấp hành cùng cấp công nhận;
+ Sau khi được Ban Chấp hành công nhận, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở hướng dẫn chi hội trưởng /tổ trưởng
– Đối với phụ nữ là thành viên các Tổ tư vấn, câu lạc bộ, các loại hình hoạt động theo đặc thù nghề nghiệp, lứa tuổi, sở thích, dân tộc, tôn giáo khác do Hội các cấp thành lập, nếu chưa là hội viên và chị em có nguyện vọng thì cấp nào ra quyết định thành lập cấp đó lập danh sách công nhận. Quy trình công nhận như sau:
+ Đối với cấp cơ sở, Ban chủ nhiệm hoặc người đứng đầu các loại hình này lập danh sách hội viên có nguyện vọng tham gia tổ chức Hội gửi Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở để báo cáo Ban Chấp hành cùng cấp công nhận; sau khi được Ban Chấp hành công nhận, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở gửi Ban Chủ nhiệm hoặc người đứng đầu để
+ Đối với cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Trung ương, Ban chủ nhiệm hoặc người đứng đầu các loại hình này lập danh sách hội viên có nguyện vọng báo cáo Ban Thường vụ/Đoàn Chủ tịch cùng cấp công nhận và gửi Ban Chủ nhiệm để thông báo và phát thẻ cho hội viên (nếu có).
Hội viên là nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và nữ thanh niên
– Hội viên tham gia Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ. Nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động đang sinh hoạt trong tổ chức Công đoàn là hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
– Hội viên tham gia Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là nữ thanh niên, lực lượng xung kích trong phong trào phụ nữ. Việc thực hiện Nghị quyết và Điều lệ Hội đối với hội viên là nữ thanh niên do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định.
Như vậy, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị, có chức năng là người dẫn đầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ đại diện cho các tầng lớp phụ nữ ở các cơ sở để hỗ trợ nâng cao năng lực, trình độ của tầng lớp phụ nữ phát triển suy nghĩ, bản thân. Tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức cách mạng và về pháp luật bình đẳng giới.