Chế độ hưu trí 2020: Điều kiện, mức lương, hồ sơ và thủ tục nghỉ hưu. Các quy định về chế độ hưu trí, điều kiện, cách tính mức lương hưởng, trình tự hồ sơ thủ tục xin về hưu, nghỉ hưu trí mới nhất năm 2021.
Chế độ hưu trí là một trong những chế độ không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Về bản chất, bất cứ người lao động nào cũng đến lúc già yếu, vì vậy họ cần có một khoản thu nhập để đảm bảo nhu cầu thiết yếu khi về già. Mặt khác, chế độ hưu trí là một trong những động lực thúc đẩy người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, một phần nhằm bù đắp công sức của người lao động trong suốt một thời gian dài lao động, một phần nhằm thúc đẩy các chính sách an sinh xã hội phát triển hơn.
Hiểu theo nghĩa chung nhất, chế độ hưu trí là chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo thu nhập cho người hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa. Dưới góc độ pháp lý thì chế độ hưu trí là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, khi đã hết tuổi lao động và không còn tham gia quan hệ lao động
Tư vấn điều kiện, cách tính mức hưởng, hồ sơ và thủ tục xin nghỉ hưu trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Thực tiễn cho thấy, nhà nước ta luôn quan tâm đến chế độ bảo hiểm hưu trí, điều đó được thể hiện thông qua việc nhà nước luôn có những chính sách sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ hưu trí sao cho phù hợp với thực tế nhất. Chế độ bảo hiểm hưu trí phản ánh rõ nét các giá trị xã hội, tính nhân văn, nhân đạo cua dân tộc, là một trong những nội dung nòng cốt của chính sách bảo đảm xã hội quốc gia. Bài viết này, chúng tôi xin được phân tích điều kiện, mức hưởng, hồ sơ và thủ tục hưởng chế độ hưu trí theo quy định mới nhất năm 2021 như sau:
Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ hưu trí:
Căn cứ theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ hưu trí như sau:
“1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”
Như vậy, để được hưởng chế độ hưu trí thì người lao động phải đáp ứng 02 điều kiện về độ tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Tuổi nghỉ hưu của lao động nam và lao động nữ theo quy định của pháp luật hiện hành được dựa trên rất nhiều yếu tố, trong đó sức khỏe lao động là một yếu tố quan trọng để xác định tuổi nghỉ hưu. Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung “Bộ luật lao động 2019” đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nam và lao động nữ. Việc tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động có lộ trình phù hợp với thực tiễn xã hội, đồng thời nhằm cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, mức hưởng chế độ hưu trí:
Căn cứ theo Điều 74
+ Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018: Người lao động nghỉ hưu được hưởng lương hằng tháng bằng 45% mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 79 của Luật BHXH tương ứng với 15 năm đầu đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đối với nam tính thêm 2% và đối với nữ tính thêm 3%, nhưng mức tối đa mức lương hưu không vượt quá 75%.
+ Từ ngày 01/01/2018 thì mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức lương bình quân thu nhập hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Đối với nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2020 trở đi là 20 năm.
Đối với nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, đối với cả nam và nữ đều được tính thêm 2%, mức tối đa mức lương hưu không vượt quá 75%.
Ngoài ra, trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm hưởng lương hưu 75%, thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng số năm đóng bảo hiểm xã hội nằm ngoài số năm tương ứng với tỷ lệ lương hưu 75%, cứ mỗi năm dôi dư thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Ví dụ: Tháng 2/2018 ông Nguyễn Văn A đến tuổi nghỉ hưu, ông A có số năm đóng bảo hiểm xã hội là 34 năm thì mức lương hưu hằng tháng ông A được hưởng sẽ tính như sau:
16 năm ông A đóng bảo hiểm xã hội được 45% mức bình quân tiền lương. 18 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại sẽ được tính bằng: 18 x 2% = 36% mức bình quân tiền lương.
Tổng tỉ lệ % mức lương ông A được hưởng hằng tháng là: 45% + 36% = 81%. Tuy nhiên, Luật có quy định mức hưởng hằng tháng không được vượt quá 75% nên mức tối đa ông A được hưởng hằng tháng là 75%.
Ngoài ra, ông A còn được hưởng trợ cấp một lần: cứ mỗi năm vượt quá thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó ông A có số năm vượt quá là 4 năm thì tương ứng với mức trợ cấp được tính như sau: (34 – 30) x 0.5 = 2 tháng.
Như vậy, ông A được hưởng 75% mức lương hưu hằng tháng cộng với 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, hồ sơ hưởng chế độ hưu trí:
Căn cứ theo Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về hồ sơ hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
– Đối với trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc);
+ Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
– Đối với trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm có những giấy tờ sau:
+ Sổ bảo hiểm xã hội
+ Đơn đề nghị hưởng lương hưu (theo mẫu)
+ Hợp đồng ủy quyền làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí (nếu có) và nhận lương hưu đối với người đang thì hành án phạt tù;
+ Đối với trường hợp xuất cảnh trái phép: Phải có thêm Văn bản của cơ quan có thẩm quyền (Cục xuất nhập cảnh) về việc trở về nước hợp pháp;
+ Đ ối với trường hợp người mất tích trở về: Phải có thêm Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích.
Thứ tư, thủ tục giải quyết chế độ hưu trí:
Căn cứ theo Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thủ tục giải quyết chế độ hưu trí như sau: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp đủ hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động, trường hợp không giải quyết thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Ngày nay, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, vì vậy một số người lao động có xu hướng nghỉ hưu trước tuổi. Tình trạng nghỉ hưu điều kiện dân số đang già hóa với tuổi thọ ngày càng tăng đang và sẽ là một gánh nặng lớn cho quỹ bảo hiểm xã hội. Hiện nay, tuổi hưu trung bình là 54,1 tuổi, trong đó năm là 55,6 tuổi (so với quy định là 60 tuổi) và nữ là 52,6 tuổi (so với quy định là 55 tuổi). Trong đó, tuổi thọ bình quân của người nghỉ hưu hiện nay là 78,8 tuổi. Như vậy, thời gian hưởng trung bình của mỗi người khoảng 24,7 năm. Xu thế nghỉ hưu trước tuổi đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế – xã hội của quốc gia, mặt khác việc nghỉ hưu trước tuổi ảnh hưởng tới việc mất cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội.
Các chuyên gia về An sinh xã hội hiện nay đã đưa ra các giải pháp để khắc phục hậu quả này trong đó có đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động, đồng thời giảm tỉ lệ hưởng với tỷ lệ tích lũy hằng năm là 1,5% cho một năm đóng góp trong 40 năm chuyển đổi. Hay phương án tăng tuổi nghỉ hưu, giảm tỷ lệ hưởng với tỷ lệ mỗi năm đóng bảo hiểm được cộng thêm 1% lương bảo hiểm. Tuy nhiên, dù có áp dụng phương pháp nào thì các chuyên gia cũng đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện được nghỉ hưu muộn
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có nhờ người quen họ hàng xin việc hộ, năm nay bác đó cũng 60 tuổi, bác cũng đã cầm tiền và hứa xin việc. Tôi được biết là 60 tuổi về hưu nhưng bác nói bác thuộc trường hợp về hưu muộn. Tôi chưa nghe trường hợp này bao giờ, mong nhận được tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Ngày 29 tháng 5 năm 2015 quốc hội mới thông qua Nghị định 53/2015/NĐ-CP về vấn đề nghỉ hưu đối với tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức. Văn bản có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2015.
Nếu người họ hàng của bạn thuộc đối tượng sau đây thì sẽ được xem xét nghỉ hưu ở tuổi cao:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh dưới đây:
a) Phó Trưởng Ban các Ban Trung ương Đảng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;
b) Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
c) Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm chuyên trách cácỦy ban của Quốc hội;
d) Thứ trưởng Bộ; cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ; người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
đ) Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cấp phó các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương;
e) Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật;
g) Sĩ quan trong lực lượng vũ trang có quân hàm cấp tướng;
h) Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
i) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
k) Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các ban đảng của Thành ủy thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
2. Những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Tuy nhiên, để đủ điều kiện nghỉ hưu ở tuổi cao thì cần phải đảm bảo có đủ sức khỏe để thực hiện chức trách, nhiệm vụ, không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền.
Nếu trong trường hợp bác bạn đủ điều kiện và thuộc đối tượng như trên thì có thể được xem xét về hưu ở tuổi cao.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
2. Có được hưởng lương hưu khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi năm nay 48 tuổi, làm công việc nặng nhọc, độc hại, đã đóng bảo hiểm xã hội được 29 năm. Bây giờ tôi muốn nghỉ hưu trước tuổi, thì có được nghỉ hưu không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo căn cứ tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về Điều kiện hưởng lương hưu trí, quy định:
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn 48 tuổi, làm công việc nặng nhọc độc hại, tuy nhiên, số tuổi của bạn không đáp ứng đủ điều kiện quy định nói trên. Vì vậy, bạn không đủ điều kiện để về hưu trước tuổi.
Nếu bạn muốn nghỉ công tác thì có thể xin nghỉ công tác và được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Do đó, bạn có thể chờ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để được hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
3. Chế độ an điều dưỡng cho cán bộ, quân đội nghỉ hưu
Nhằm góp phần chăm sóc cho cán bộ quân đội nghỉ hưu, Chính phủ đã có những quy định về chế độ an điều dưỡng cho cán bộ, quân đội khi nghỉ hưu. Theo đó, Điều 4 Thông tư 158/2011/TT-BQP quy định:
Điều 4. Chế độ an điều dưỡng
1. Đối tượng, tỷ lệ phiếu mời an điều dưỡng, số người trong phiếu mời gia đình, thời gian an điều dưỡng
a) Cán bộ quân đội nghỉ hưu cấp Thiếu tướng trở lên được cấp phiếu mời gia đình đi an điều dưỡng mỗi năm một lần; các đối tượng còn lại quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 158/2011/TT-BQP được cấp phiếu mời gia đình đi an điều dưỡng hai năm một lần tại Đoàn an điều dưỡng quân đội.
b) Hằng năm, Bộ Quốc phòng cấp 7.050 phiếu mời (30% phiếu mời cá nhân, 20% phiếu mời gia đình) để mời đối tượng 2 trở xuống đi an điều dưỡng tại các Đoàn an điều dưỡng quân đội; thứ tự ưu tiên người có nhiều cống hiến, người có công với cách mạng, cán bộ ba thời kỳ, người có cấp bậc, chức vụ từ cao đến thấp.
c) Cán bộ quân đội nghỉ hưu có phiếu mời được bố trí phòng nghỉ như quy định cho cán bộ cùng cấp bậc, chức vụ đang công tác; cán bộ Lão thành cách mạng, Tiền khởi nghĩa, cán bộ ba thời kỳ được bố trí phòng nghỉ như đối với cán bộ cấp Đại tá.
d) Cán bộ quân đội nghỉ hưu được mời an điều dưỡng tại Đoàn an điều dưỡng của quân đội trong phạm vi không quá 600km, từ nơi cư trú đến Đoàn an điều dưỡng.
đ) Cán bộ quân đội nghỉ hưu có phiếu mời gia đình, số lượng người đi cùng không quá 04 người; người đi cùng phải tự túc phương tiện, tiền ăn.
e) Thời gian an điều dưỡng: Đối với phiếu mời cá nhân là 10 ngày; phiếu mời gia đình là 07 ngày.
2. Tiêu chuẩn an điều dưỡng
a) Đối tượng 1 được cấp tiền bồi dưỡng mỗi năm một lần bằng mức 1 như cán bộ đang công tác; năm 2011 là 930.000 đồng/người. Khi đi an điều dưỡng, cán bộ nộp tiền ăn cho Đoàn an điều dưỡng theo mức tiền ăn quy định.
b) Phiếu mời đối tượng 2 trở xuống bằng mức 2, loại 2A như cán bộ đang công tác; năm 2011 là 840.000 đồng/người.
c) Đối tượng có phiếu mời gia đình; cá nhân có phiếu mời đi lẻ (không theo Đoàn) khi đi an điều dưỡng nếu tự túc phương tiện hoặc đi bằng phương tiện giao thông công cộng (ô tô khách, tàu hỏa, tàu thủy) thì được thanh toán tiền tàu xe cho cả lượt đi và lượt về theo giá vé tàu xe thông thường tại thời điểm thanh toán, tổng quãng đường không quá 1.200km. Tiền tàu xe do Đoàn an điều dưỡng nơi cán bộ đến nghỉ trực tiếp thanh toán chi trả. Hằng năm, Đoàn an điều dưỡng được phân cấp một khoản kinh phí hỗ trợ tiền tàu xe; các Đoàn được quyết toán theo thực chi.
d) Đối tượng có phiếu mời cá nhân do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố tổ chức đi nghỉ tập trung; tiền tàu xe được cấp theo số phiếu mời phân cấp hàng năm cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố.
3. Quản lý phiếu mời an điều dưỡng
a) Phiếu mời có ghi năm và có giá trị sử dụng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 15 tháng 12 của năm ghi trên phiếu.
b) Phiếu mời do Tổng cục Chính trị phát hành theo mẫu thống nhất, phiếu mời đối tượng 2 trở xuống có đóng dấu treo của Cục Chính sách.
c) Số phiếu mời trong 03 tháng mùa hè (6, 7, 8) đối tượng 1 bằng 40%, đối tượng 2 bằng 30%; số phiếu còn lại phân bổ đều cho các tháng trong năm. Phiếu mời trong 03 tháng mùa hè có đóng dấu đợt; phiếu mời gia đình mỗi tháng chia thành 04 đợt; phiếu mời cá nhân mỗi tháng chia thành 03 đợt.
d) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị phân phối phiếu mời an điều dưỡng; ký phiếu mời đối tượng 1; phối hợp với Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị giao chỉ tiêu cho các Đoàn an điều dưỡng tiếp nhận cán bộ nghỉ hưu đến an điều dưỡng.
đ) Cục Chính trị các quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ký phiếu mời đối tượng 2 trở xuống; phân phối phiếu mời an điều dưỡng, kinh phí hỗ trợ tiền tàu xe đi an điều dưỡng cho Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố và đơn vị thuộc quyền; dự toán kinh phí tăng.
Hằng năm, tổng hợp kết quả an điều dưỡng đối tượng cán bộ quân đội nghỉ hưu về Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 11 hàng năm (qua Cục Chính sách).
e) Khi cấp phiếu mời, tiền an bồi dưỡng phải đúng đối tượng, công khai, không để xảy ra sai sót, tiêu cực; phổ biến cho cán bộ rõ về tiêu chuẩn được hưởng, thời gian nghỉ; hướng dẫn cán bộ an điều dưỡng đúng Đoàn, đúng đợt, đúng thời gian, đúng số lượng người đi cùng (đối với phiếu mời gia đình) ghi trên phiếu.
4. Tổ chức đi nghỉ an điều dưỡng
Hằng năm Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh) bố trí phương tiện tổ chức đưa, đón cán bộ đi an điều dưỡng tập trung tại các Đoàn theo từng đợt.
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh được hỗ trợ xăng dầu, kinh phí tương ứng với chỉ tiêu phiếu mời cá nhân; chủ trì xây dựng kế hoạch, cử cán bộ đưa, đón cán bộ đi an điều dưỡng tập trung; phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tham mưu, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí tổ chức đưa đón, gặp mặt đối tượng.
Như vậy, đối với từng đối tượng cán bộ quân đội nghỉ hưu khác nhau sẽ có chế độ an điều dưỡng khác nhau về thời gian cũng như chế độ hưởng. Không chỉ riêng cán bộ, quân đội nghỉ hưu được hưởng chế độ an điều dưỡng mà gia đình của những người này cũng được hưởng chế độ an điều dưỡng.
4. Xác định tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay tôi đang làm công nhân làm việc trực tiếp trong nhà máy nhiệt điện, hiện nay tôi được cơ quan nơi làm việc thông báo thời điểm nghỉ hưu là tháng 10 năm 2017 (tức là nghỉ hưu ở tuổi 50) theo tuổi tại hồ sơ của tôi. Nhưng theo tuổi Chứng minh thư nhân dân và Giấy khai sinh và Số hộ khẩu là ngày 15/8/1970, như vậy theo tuổi những giấy tờ này thì tôi chưa đủ tuổi nghỉ hưu. Vậy, trường hợp của tôi nếu cơ quan giải quyết thủ tục nghỉ hưu theo như thông báo (tháng 10/2017) thì thủ tục BHXH và BHYT có vướng mắc gì ko? Tôi có được làm đơn đề nghị cơ quan nơi tôi công tác tính tuổi nghỉ hưu cho tôi theo giấy giấy CMND và giấy khai sinh và sổ hộ khẩu sinh năm 1970 và tôi cần làm những thủ tục gì??
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như sau:
“Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Như vậy, giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, thông tin trên giấy khai sinh được coi là thông tin gốc, mọi hồ sơ, giấy tờ liên quan phải sử dụng thông tin theo giấy khai sinh.
– Căn cứ Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin tre
“Điều 29. Cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH đã cấp.
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
2.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH;
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch
3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH;
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổi thông tin);
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Trong trường hợp thông tin trong hồ sơ bảo hiểm xã hội của bạn không đúng với thông tin trên giấy khai sinh thì cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin theo trên giấy khai sinh. Theo đó, khi thay đổi nội dung về ngày tháng năm sinh thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm tờ khai cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); sổ bảo hiểm xã hội; bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh ( cụ thể là bản sao giấy khai sinh hoặc chứng minh thư nhân dân)
– Theo Khoản 3 Điều 31 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định thời gian giải quyết điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội như sau:“Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 10 ngày làm việc.”
Sau khi đã thay đổi thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội thì độ tuổi được xác định để hưởng lương hưu cũng thay đổi theo đúng thông tin cá nhân chính xác của bạn.
5. Điều kiện nghỉ hưu khi làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Tóm tắt câu hỏi:
Em trai tôi 41 tuổi có mức lương đóng BH hiện tại là 4.442.000đ/tháng. Có 20 năm làm việc nặng nhọc, nguy hiểm. Nếu nghỉ hưu 2017 thì lương hưu được tính như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Điều 54
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”
Theo quy định trên, lao động nam đủ điều kiện nghỉ hưu trong trường hợp sau:
– Nam đủ 60 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
– Nam đủ 55 tuổi đến 60 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Nam đủ 50 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có 15 năm làm việc khai thác than trong hầm lò.
Theo đó, trường hợp em bạn 41 tuổi và có 20 năm làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại thì chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định trên.
Luật sư tư vấn pháp luật điều kiện hưởng lương hưu:1900.6568
Điều 16
“Điều 16. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:
Năm nghỉ hưởng lương hưu | Điều kiện về tuổi đời đối với nam | Điều kiện về tuổi đời đối với nữ |
2016 | Đủ 51 tuổi | Đủ 46 tuổi |
2017 | Đủ 52 tuổi | Đủ 47 tuổi |
2018 | Đủ 53 tuổi | Đủ 48 tuổi |
2019 | Đủ 54 tuổi | Đủ 49 tuổi |
Từ 2020 trở đi | Đủ 55 tuổi | Đủ 50 tuổi |
2. Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
3. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Theo quy định trên, em bạn làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không phải môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do đó em bạn không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng trong năm nay.