Phạm nhân là gì? Phạm nhân tiếng anh là gì? Chế độ học tập, học nghề của phạm nhân khi chấp hành án phạt tù?
Người phạm tội sau khi có phán quyết của
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
-Luật thi hành án hình sự 2019;
-Nghị định 133/2020/NĐ-CP Hướng dẫn luật thi hành án hình sự 2019.
1. Phạm nhân là gì?
Theo quy định của Khoản 1, 2 Điều 3 Luật thi hành án năm 2019 thì người chấp hành án và phạm nhân được hiểu như sau:
“1.Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.
2.Phạm nhân là người đã bị Tòa án tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt và bản án đã có hiệu lực pháp luật.”
Như vậy có thể hiểu thảo nghĩa rộng thì phạm nhân là người đã bị Tòa án tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Còn để hiểu theo nghĩa hẹp thi phạm nhân là người phạm tội đã bị Toà án kết án hình phạt tù nhưng đang được cải tạo trong các trại giam hoặc là người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành.
2. Phạm nhân tiếng anh là gì?
Phạm nhân Tiếng anh là: “prisoner”
3. Chế độ học tập, học nghề của phạm nhân khi chấp hành án phạt tù:
Chế độ học tập, học nghề của phạm nhân theo quy định tại Điều 31 Luật thi hành án năm 2019 như sau:
Thứ nhất, Phạm nhân được phổ biến pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hóa, học nghề. Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hóa để xóa mù chữ. Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt.
Thứ hai, Căn cứ yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và thời hạn chấp hành án, trại giam, trại tạm giam tổ chức dạy học cho phạm nhân; căn cứ điều kiện thực tế, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức dạy học cho phạm nhân.
Thứ ba, Chương trình, nội dung học tập, học nghề của phạm nhân do Chính phủ quy định.
Phạm nhân còn được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng; được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
Phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc phù hợp với giới tính, sức khỏe và độ tuổi; không làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ.
Phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh tật và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
Như vậy, thì phạm nhân được bố trí 01 ngày trong tuần để học tập, học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. và thời gian phạm nhân lao động và học tập, học nghề không quá 8 giờ trong 1 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 2 giờ trong 1 ngày. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền mặt, hiện vật. Ngoài ra thì tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi phạm nhân thì sẽ có các chế độ khác nhau trong công việc.
Không những thế phạm nhân được pháp luật quy định về việc hưởng chế độ dạy văn hóa cho phạm nhân theo Nghị định 133/2020/NĐ-CP. Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức dạy chương trình xóa mù chữ cho phạm nhân chưa biết chữ hoặc tái mù chữ.
Thứ nhất, Đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi chưa biết chữ hoặc chưa học xong chương trình tiểu học thì thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc; chưa học xong trung học cơ sở thì căn cứ hồ sơ phạm nhân, học bạ để tổ chức dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở phù hợp với điều kiện của đơn vị mình. Khuyến khích phạm nhân tự học văn hóa, phạm nhân là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt tự nghiên cứu, học tập tiếng Việt. Phạm nhân đang học văn hóa mà hết thời hạn chấp hành án phạt tù, thì được bảo lưu kết quả học tập để có thể tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Thứ hai, Tùy theo chương trình mà sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy và học phù hợp theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian học văn hóa cho phạm nhân được bố trí một ngày trong tuần do Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định, trừ các ngày Chủ nhật, lễ, Tết. Cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức các lớp học văn hóa cho phạm nhân và dạy nói tiếng Việt cho phạm nhân không nói được tiếng Việt (tiếng phổ thông), Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng nhận thức của phạm nhân quyết định hình thức, thời gian, phương pháp dạy cho phù hợp. Nhà nước khuyến khích gia đình phạm nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ sách giáo khoa, vở, tài liệu, đồ dùng học tập, sách, báo, dụng cụ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí cho phạm nhân nhưng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật có liên quan.
Thứ ba, Giáo viên dạy văn hóa cho phạm nhân là cán bộ, chiến sĩ của các cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc của các cơ sở giáo dục địa phương. Những phạm nhân đã cải tạo tiến bộ, có trình độ học vấn, khả năng sư phạm, nhân thân tốt, không phải là đối tượng chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu, lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ, hung hãn, mắc bệnh truyền nhiễm, nghiện ma túy, không phải là phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia có thể bố trí hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ dạy văn hóa xóa mù chữ cho phạm nhân.
Thứ tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi có cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp thực hiện, cử giáo viên đến dạy văn hóa cho phạm nhân; quản lý, chỉ đạo thực hiện các chương trình học văn hóa, tổ chức xét công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở cho phạm nhân; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ dạy văn hóa cho phạm nhân. Cơ sở giam giữ phạm nhân bố trí hội trường, phòng học đảm bảo việc dạy và học cho phạm nhân.
Từ những quy định của Điều luật này có thể thấy pháp luật nước ta rất chú trọng đến việc giáo dục về con chữ, vè nhận thức cho phạm nhân để khi quay trở lại xã hội họ có thể ý thức được hành vi của mình là đúng hay sai để những phạm nhân đó không tái phạm tội lần nữa. pháp luật còn quy định phạm nhân đang học văn hóa mà hết thời hạn chấp hành án phạt tù, thì được bảo lưu kết quả học tập để có thể tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và còn khuyến khích phạm nhân tự học văn hóa, phạm nhân là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt tự nghiên cứu, học tập tiếng Việt.
Chế độ học nghề của phạm nhân cũng là một phần trong việc đưa phạm nhân trở về còn đường hoàn lương và có nghề để làm ăn sinh sống. Chế độ học nghề cũng được pháp luật quy định rất cụ thể trong Nghị định 133/2020/NĐ-CP. Tùy thuộc vào khả năng, trình độ văn hóa, sức khỏe, giới tính của phạm nhân, thị trường lao động, điều kiện cụ thể và khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân, trại giam tổ chức dạy những nghề phổ thông, đơn giản hoặc tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho phạm nhân; trại giam hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp (có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật) để tổ chức dạy nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề cho phạm nhân.
Trong các trường hợp phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân trong độ tuổi thanh niên đến 30 tuổi chưa có nghề nghiệp, phạm nhân có mức án dưới 05 năm và chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề. Và pháp luật cũng nếu rõ mỗi phạm nhân chỉ được học 01 nghề để có thể chuyện tâm vào học tốt một nghề.
Kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân bao gồm như sau:
Thứ nhất, Căn cứ vào chỉ tiêu nguồn vốn, kế hoạch năm, trại giam xây dựng kế hoạch dạy nghề của đơn vị mình gửi về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với các trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) để phê duyệt. Nội dung kế hoạch dạy nghề bao gồm căn cứ pháp lý, ngành nghề đào tạo, số lớp, số lượng học viên là phạm nhân học nghề, địa điểm tổ chức, hình thức đào tạo, trình độ và dự kiến thời gian đào tạo, dự toán kinh phí dạy nghề, nguồn vốn cấp. Phạm nhân học nghề được đào tạo trình độ sơ cấp hoặc đào tạo thường xuyên;
Thứ hai, Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho phạm nhân: Chương trình đào tạo tối thiểu là 300 giờ với 03 đơn vị học tập bao gồm kiến thức nghề, kỹ năng thực hành, thái độ với nghề được học, thời gian thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm. Nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, thực tiễn, sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu và tương đương mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4
Thứ ba, Chương trình đào tạo nghề thường xuyên cho phạm nhân: Phạm nhân được học nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp nghề, tập nghề, có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học đến dưới 03 tháng. Chương trình đào tạo thường xuyên đảm bảo giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề, tăng năng suất lao động, phạm nhân học xong tự thực hiện được công việc đơn giản, một hoặc một số phần công việc của một nghề, có hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động;
Thứ tư, Chương trình, nội dung đào tạo nghề được Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo thẩm định và người đứng đầu cơ sở đào tạo phê duyệt và ban hành.
Như vậy, khi cho các phạm nhân học nghề thì Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ điều kiện thực tế và thị trường lao động quy định các ngành, nghề đào tạo cho phạm nhân để đảm bảo điều kiện phạm nhận học nghề xong sau khi hết hạn tù trở về với cộng đồng thì xin được việc làm. Để tạo điều kiện thích hợp cho người sau khi ra tù tái hòa nhập với cộng đồng tốt, tránh bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội.