Chế độ hỗ trợ học nghề: Điều kiện, hồ sơ thủ tục xin hưởng. Quyền lợi của khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách tiến bộ áp dụng với người tham gia bảo hiểm xã hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo cho người lao động có được một khoản tiền bù đắp, giúp họ trang trải cuộc sống trong thời gian họ bị mất việc làm, bị thất nghiệp… Trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp, ngoài việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động còn được hỗ trợ học nghề.
Hỗ trợ học nghề được xác định là một trong những biện pháp giúp cho người lao động được đào tạo nghề, tạo ra cơ hội để họ chuyển đổi nghề nghiệp, sớm quay lại tham gia vào thị trường lao động, tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Vậy chế độ hỗ trợ học nghề được hiểu như thế nào. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong phạm vi bài viết, đội ngũ luật sư và chuyên viên Luật Dương gia sẽ đề cập đến các quy định về chế độ hỗ trợ học nghề: điều kiện, hồ sơ, thủ tục. hưởng chế độ hỗ trợ học nghề.
Luật sư
Hiện nay, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, thì chế độ hỗ trợ học nghề được quy định tại Luật Việc làm năm 2013, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được hỗ trợ học nghề
Căn cứ theo quy định tại Điều 55
Trường hợp này, người lao động chỉ được hưởng chính sách hỗ trợ học nghề nếu đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:
– Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc đúng pháp luật,. Tuy nhiên lưu ý, trường hợp người này đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng hoặc người này tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc trái pháp luật thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay chế độ hỗ trợ học nghề.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lên trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc.
– Trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc thì người lao động đã đóng được từ đủ 09 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
– Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, mà người lao động vẫn chưa tìm được việc làm, trừ một số trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật việc làm năm 2013, như: người lao động đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an hoặc đang đi học tập có thời hạn dài từ 12 tháng trở lên; đang trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;…
Sau khi xác định người lao động hoàn toàn đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 55 Luật việc làm năm 2013 được xác định ở trên thì người lao động này có thể làm hồ sơ để được hỗ trợ học nghề.
Theo đó, mức hỗ trợ học nghề được xác định theo thời gian học, kinh phí đào tạo… nhưng tối đa không quá 1.000.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ học nghề sẽ được xác định theo thời gian người lao động được đào tạo, học nghề thực tế nhưng được hỗ trợ tối đa không quá 06 tháng.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
Căn cứ theo quy định tại Điều 24
- Đối với trường hợp người đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ học nghề hiện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề (theo mẫu số 18 ban hành kèm theo
- Đối với đối tượng người lao động bị thất nghiệp đã có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề (theo mẫu số 18 ban hành kèm theo
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận sự kiện chấm dứt hợp đồng lao động như
– Sổ bảo hiểm xã hội (bản chính).
3. Thủ tục hưởng chế độ hỗ trợ học nghề
Căn cứ theo quy định tại Điều 25
– Người lao động có nhu cầu học nghề, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì sẽ nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề (nếu người lao động làm hồ sơ không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp).
– Sau khi nhận hồ sơ hỗ trợ học nghề từ người lao động thì Trung tâm dịch vụ việc làm xem xét, kiểm tra hồ sơ để xác minh thông tin cụ thể về nghề, thời gian học nghề, thời điểm học nghề, cơ sở đào tạo nghề mà người lao động có nhu cầu được đào tạo.
– Trung tâm dịch vụ việc làm sau khi xem xét thì phải trình Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để quyết định về việc có hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày Trung tâm dịch vụ việc làm nhận được hồ sơ từ người lao động.
– Quyết định về việc hỗ trợ học nghề sẽ được trung tâm dịch vụ việc làm gửi đến các bên liên quan gồm: Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, Cơ sở dạy nghề – nơi dạy nghề cho người lao động, người lao động đề nghị hỗ trợ học nghề. Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm phải có văn bản trả lời cho người lao động/
– Sau 02 ngày làm việc kể từ ngày hẹn trong phiếu hẹn kết quả mà người lao động không có mặt để nhận Quyết định hỗ trợ học nghề thì được xem là hủy bỏ nhu cầu hỗ trợ học nghề, trừ các trường hợp bị ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền hoặc xác trường hợp bất khả kháng khác như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã), hoặc trường hợp bị tai nạn (có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế).
Trường hợp người lao động đã được giải quyết hỗ trợ học nghề thì Trung tâm việc làm sẽ phải xác nhận vào trong sổ bảo hiểm xã hội về việc đã giải quyết hỗ trợ học nghề.
Như vậy, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, học nghề là một trong những chính sách có lợi cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có thể tìm được việc làm mới, sớm thoát khỏi tình trạng thất nghiệp, sớm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, đây là một trong những chính sách của bảo hiểm thất nghiệp, áp dụng với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên khi muốn hưởng chế độ hỗ trợ học nghề, người lao động cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
4. Chi trả hỗ trợ học nghề cho người lao động khi họ bị thất nghiệp
Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại mục 2.1 Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của LBHXH về BHTN theo đó NLĐ đang hưởng TCTN có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học một nghề thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề. Không hỗ trợ bằng tiền để NLĐ tự học nghề.
Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng NLĐ, nhưng không quá 6 tháng. Thời gian bắt đầu được hỗ trợ học nghề tính từ ngày NLĐ được hưởng TCTN hằng tháng. Mức hỗ trợ học nghề cho NLĐ đang hưởng TCTN tùy theo mức chi phí học nghề của từng nghề và thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp NLĐ đang hưởng TCTN có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định thì phần vượt quá mức chi phí này do NLĐ chi trả. (Khoản 4 Điều 1 Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH). Như vậy thời gian và mức chi phí cho hỗ trợ học nghề ngắn hạn, trường hợp NLĐ đã hưởng hết số tháng được hưởng TCTN mà vẫn tiếp tục học nghề thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến khi kết thúc khóa học nghề. Điều này tạo sự thuận lợi tối đa cho NLĐ nâng cao tay nghề đồng thời đây cũng là chính sách đào tạo mũi nhọn về tay nghề mà nhà nước ta hướng tới.
Về chi phí do cơ quan BHTN có trách nhiệm hỗ trợ đào tạo nghề cho các doanh nghiệp, hỗ trợ học phí để người thất nghiệp tự đi học nghề hoặc trực tiếp tổ chức dạy nghề tập trung cho người thất nghiệp. Điều này cũng xuất phát từ mục đích đóng góp BHTN là cơ sở phục vụ cho chính quyền lợi của NLĐ khi rủ ro trong công việc, hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thụ hưởng theo đóng góp kết hợp hài hòa với nguyên tắc số đông bù số ít.
5. Các hình thức học nghề theo pháp luật hiện hành
Học nghề là chế định của pháp luật lao động, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành quy định về quyền học nghề; điều kiện của người học nghề; quyền dạy nghề; điều kiện của người dạy nghề; hợp đồng học nghề; quan hệ dạy và học nghề giữa hai bên; chính sách áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề; vấn đề giải quyết việc làm cho người học nghề trong những trường hợp cụ thể…
– Căn cứ vào mục tiêu của người học, có thể chia ra làm 2 loại, đó là học nghề để tự tạo việc làm và học nghề để tham gia quan hệ lao động.
Vì mục đích cuả người học không phải lúc nào cũng rõ ràng là học để tự tạo việc làm hay tham gia quan hệ lao động và nhiều khi hình thức này có thể chuyển đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể nên việc phân chia theo tiêu chí này chỉ mang tính chất tương đối.
– Căn cứ vào cách thức tổ chức dạy và học nghề, có 2 loại: học nghề được tổ chức thành lớp học và học nghề theo hình thức kèm cặp tại doanh nghiệp.
+ Học nghề theo hình thức tổ chức thành lớp học thường thấy ở các cơ sở chuyên dạy nghề (trường, trung tâm dạy nghề) với số lượng người học nhiều.
+ Học nghề theo hình thức kèm cặp tại doanh nghiệp thường được tổ chức ở các cơ sở sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với số lượng người học ít. Đây thực chất là quá trình vừa học vừa làm của người lao động, gắn với thực hành là chính.
– Căn cứ vào trình độ nghề, có 3 loại: học nghề trình độ sơ cấp, học nghề trình độ trung cấp và học nghề trình độ cao đẳng.
+ Học nghề trình độ sơ cấp diễn ra trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm nhằm trang bị cho người học kĩ năng thực hành một nghề đơn giản, tác phong công việc, tạo điều kiện cho người học tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm hoặc có điều kiện học lên trình độ cao hơn. Các cơ sở dạy nghề trình độ sơ cấp như: trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp. Người học nghề trình độ sơ cấp được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của pháp luật.
+ Học nghề trình độ trung cấp diễn ra trong khoảng thời gian từ 1 năm đến 2 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, từ 3 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Học nghề trình độ trung cấp trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của 1 nghề, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, tự tạo việc làm hoặc học có điều kiện học lên trình độ cao hơn… Các cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp bao gồm: trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trung cấp; trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp. Khi tốt nghiệp, người học nghề được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề theo quy định của pháp luật.
Luật sư
+ Học nghề trình độ cao đẳng: diễn ra trong khoảng thời gian từ 2 năm đến 3 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, từ 1 năm đến 2 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo. Mục tiêu của học nghề trình độ cao đẳng là trang bị kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, có khả năng tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. Cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng bao gồm: trường cao đẳng nghề; trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng. Sau khi kết thúc khóa học, người học nghề được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề theo quy định của pháp luật.