Giáo dục tại trường giáo dưỡng trong hình sự là gì? Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giao dưỡng là gì và tiếng Anh là gì? Chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhận quà của học sinh tại trường giáo dưỡng?
Đưa học sinh vào trường giáo dưỡng là một trong các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật hình sự. Tại trường giáo dưỡng thì các học sinh được hưởng những chế độ theo luật định, trong đó có chế độ gặp nhân thân, liên lạc và nhân quà. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về chế độ gặp nhân thân, liên lạc, nhận quả của học sinh trường giáo dưỡng.
1. Giáo dục tại trường giáo dưỡng trong hình sự là gì?
Tại
“Điều 96. Giáo dục tại trường giáo dưỡng
1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
2. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.”
Như vậy, đưa vào trường giáo dưỡng chính là biện pháp tư pháp được áp dụng với các trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội.
Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng cũng được áp dụng trong biện pháp xử lý hành chính, vậy giữa biện pháp giáo dục trong hình sự và hành chính có những gì khác nhau?
Dưới góc độ Hình sự, đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp quy định trong Bộ luật Hình sự, do Tòa án quyết định, áp dụng đối với người chưa đủ thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu không thấy cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tỉnh chất của hành vi phạm tội, do nhân viên và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo dưỡng.
Dưới góc độ hành chính, đưa vào trường giao dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành viên từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có hành vi vi phạm luật hành chính nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáp dục của nhà trường.
Về bản chất pháp lý, đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Biện pháp hình sự là biện pháp Tư pháp (ngoài các hình phạt) do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội, Đưa và trường giáo dưỡng theo quy định của
Về đối tượng áp dụng, thì đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Bộ luật hình sự được áp dụng đối với bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong các trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau:
Thứ ba, về thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Bộ luật Hình sự được thực hiện qua thủ tục xét xử của vụ án hình sự. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án ra Quyết định thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Ngay khi nhận được quyết định thi hành biện áp giáo dưỡng của Tòa án, cơ quan Công án cùng cấp có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định của Tòa án.
Đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện qua thủ tục xử lý vi phạm hành chính.
2. Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là gì và tiếng Anh là gì?
Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. (Khoản 15 Điều 4 Luật Thi hành án hình sự năm 2019)
Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng tiếng Anh là “Execution of the judicial measure of education in reformatories”.
” Execution of the judicial measure of education in reformatories” means that a competent authority or person defined in this Law sends a person under 18 years of age (hereinafter referred to as minor) to a reformatory school for education under a legally effective court judgment or decision.
3. Chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhận quà của học sinh tại trường giáo dưỡng
Tại Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhận quà của học sinh trường giáo dưỡng như sau:
“Điều 153. Chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhận quà của học sinh trường giáo dưỡng
1. Học sinh được gặp thân nhân tại nơi tiếp đón của trường giáo dưỡng và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp.
2. Học sinh được gửi và nhận thư, nhận quà là tiền, đồ vật, trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, đồ vật và các loại văn hóa phẩm thuộc danh mục cấm. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm kiểm tra thư, quà trước khi học sinh gửi hoặc nhận. Học sinh có tiền hoặc giấy tờ có giá thì phải gửi trường giáo dưỡng để quản lý và sử dụng theo quy định của trường giáo dưỡng.”
Như vậy, học sinh trong trường giáo dưỡng được gặp nhân thân tại trường giáo dưỡng và liên lạc thông qua việc nhận, gửi thư. Bên cạnh đó học sinh cũng được nhận tiền, đồ vật nhưng không được nhận rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, đồ vật và các loại văn hóa phẩm thuộc danh mục cấm.
Việc gặp nhân thân của học sinh trong trường giáo dưỡng thì học sinh được gặp người thân không quá 3 giờ/lần. Trường hợp học sinh chấp hành tốt Nội quy trường giáo dưỡng, tích cực học tập, lao động, rèn luyện hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ/lần. Học sinh được gặp người thân từ 7 giờ đến 11 giờ buổi sáng, từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút buổi chiều tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Trường hợp người thân của học sinh, trại viên chưa biết thời gian thăm gặp hoặc ở quá xa đến thăm gặp không đúng thời gian hoặc trường hợp đặc biệt khác thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng xem xét, quyết định.
Trong trường hợp khi thăm gặp phải sử dụng tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt, thì phải qua phiên dịch hoặc có cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó giám sát. Và khi đi thăm gặp học sinh phải vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, mặc quần áo dài và đi giày hoặc dép
Thông thường, người thăm học sinh là ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố dượng, mẹ kế; bố, mẹ nuôi hợp pháp, anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Trong trường hợp Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị thăm gặp học sinh thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với nhu cầu, lợi ích chính đáng của học sinh và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục học sinh.
Khi thăm học sinh thì người thân, đại diện cơ quan, tổ chức đến thăm gặp học sinh phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (trừ người dưới 14 tuổi) hoặc Hộ chiếu, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân hoặc
Việc thực hiện hoạt động thăm gặp được thực hiện tại nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng (hoặc phân hiệu của trường giáo dưỡng)
Về hoạt động nhận, gửi thư của học sinh thì học sinh nhận thư khi thăm gặp. Thư của học sinh phải được cán bộ kiểm tra kỹ trước khi đưa vào trường giáo dưỡng. Học sinh cũng được gửi thư. Trường hợp học sinh ốm nặng hoặc phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp cần thiết khác thì được gửi điện tín. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải kiểm tra, kiểm duyệt thư, điện tín mà học sinh gửi và nhận.
Học sinh được nhận quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ vật và các loại văn hóa phẩm bị cấm) khi thăm gặp. Quà của học sinh phải được cán bộ kiểm tra kỹ trước khi đưa vào trường giáo dưỡng. Trường hợp người thân của học sinh mua hàng ở căng tin trường giáo dưỡng gửi cho học sinh thì cán bộ bán hàng căng tin phải kiểm tra kỹ, đóng gói trước khi giao hàng, không để lợi dụng cất giấu vật cấm đưa vào trường giáo dưỡng.
Học sinh mỗi tháng được nhận bưu phẩm, bưu kiện 02 lần qua đường bưu điện, mỗi lần không quá 07 ki-lô-gam (kg), nếu gửi một lần thì không quá 14 ki-lô-gam (kg). Học sinh chấp hành tốt Nội quy trường giáo dưỡng có thành tích trong lao động, học tập hoặc lập công thì được nhận thêm 01 lần không quá 05 ki-lô-gam (kg). Trường giáo dưỡng có trách nhiệm kiểm tra bưu phẩm, bưu kiện gửi qua đường bưu điện của học sinh. Học sinh không được nhận, sử dụng các loại hàng hóa, thực phẩm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, các đồ vật cấm đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật.