Theo quy định pháp luật cũng như trên thực tế thì đối với những hành vi vi phạm pháp luật đều bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt tương ứng với lỗi hành vi gây ra. Người bị kết án, chấp hành án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân thì được gọi là phạm nhân. Cùng tìm hiểu phạm nhân và chế độ đối với phạm nhân chưa thành niên.
Mục lục bài viết
1. Phạm nhân là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thi hành án hình sự có quy định về khái niệm phạm nhân được hiểu là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân dưới bản án của cơ quan có thẩm quyền là
2. Chế độ đối với phạm nhân:
2.1. Chế độ ăn đối với phạm nhân:
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 133/2020/NĐ-CP thì chế độ ăn của phạm nhân như sau:
Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm: 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg thịt lợn; 01 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ; Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than. Đồng thời, trong các ngày lễ, Tết, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Lưu ý đối với mặt bằng chung giá của lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.
Đối với chế độ ăn của phạm nhân được chia theo khả năng lao động ví dụ như sau:
+ Đối với lao động thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng tổng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Trong quá trình giam giữ để bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong lao động, học tập tại nơi chấp hành án Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.
Bên cạnh tiêu chuẩn ăn theo quy định trên, phạm nhân còn được hưởng những chế độ sau:
Được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không vượt quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng và việc ăn thêm này phải thông qua hệ thống lưu ký và căn-tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của cơ sở giam giữ để làm căn cứ hạn chế.
Mỗi phân trại của cơ sở giam giữ phạm nhân được tổ chức riêng một khu bếp ăn tập thể cho phạm nhân. Trong bếp nấu thì được cấp dụng cụ dùng trong việc cấp dưỡng của một bếp tập thể dùng cho 100 phạm nhân gồm: 01 tủ đựng thức ăn, 03 chảo to, 01 chảo nhỏ, 01 nồi to dùng trong 03 năm. Ngoài ra còm có các dụng cụ băm chặt như các loại dao, thớt, đồ dùng để đựng thực phẩm khi chế biến như chậu rửa bát, rổ, rá, bát, đũa dùng trong 01 năm và các dụng cụ, trang thiết bị cấp dưỡng cần thiết phục vụ việc nấu ăn và chia khẩu phần ăn cho phạm nhân.
Về dụng cụ được cấp trong ăn uống được chia theo nhóm phạm nhân hoặc cá nhân như sau:
Dụng cụ cấp cho 01 mâm ăn của 06 phạm nhân bao gồm 01 lồng bàn, 01 xoong đựng cơm, 01 xoong đựng canh dùng trong 02 năm; 02 đĩa thức ăn, 01 bát đựng nước chấm, 01 muôi múc cơm, 01 muôi múc canh dùng trong 01 năm.
Dụng cụ cấp cho 01 phạm nhân ăn riêng theo suất gồm 01 cặp lồng có 04 ngăn hoặc khay có 05 ngăn bằng nhựa chuyên dùng đựng đồ ăn cơm và 01 thìa ăn cơm bằng nhựa dùng trong 02 năm.
2.2. Chế độ học tập, học nghề của phạm nhân:
Một trong những chế độ áp dụng với phạm nhân đó chính là chế độ học tập, học nghề. Theo quy định tại Điều 31 Luật thi hành án hình sự 2019, chế độ này được cụ thể như sau:
– Phạm nhân được phổ biến pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hóa, học nghề. Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hóa để xóa mù chữ. Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm nhân được bố trí 01 ngày trong tuần để học tập, học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
– Căn cứ yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và thời hạn chấp hành án, trại giam, trại tạm giam tổ chức dạy học cho phạm nhân; căn cứ điều kiện thực tế, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức dạy học cho phạm nhân.
Như vậy, có thể thấy chế độ chung đối với các phạm nhân trong thời gian cải tạo thì hưởng các chế độ như nhau về chế độ ăn, chế độ học tập và chế độ học nghề theo tiêu chuẩn của pháp luật. Hạn mức được phép ăn theo năm và phân chia theo từng bữa. Ngoài ra thì việc cải tạo thì phạm nhân cũng sẽ được học tập, học một số nghề phổ thông như bên ngoài xã hội.
2.3. Chế độ lao động của phạm nhân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật thi hành án hình sự 2019, chế độ lao động của phạm nhân được tổ chức thực hiện như sau:
Thứ nhất, về tổ chức lao động: Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng.
Phạm nhân lao động phải thực hiện dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Đồng thời, trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
Đối với chế độ công việc thì phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính, không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
Thứ hai, về thời giờ lao động: thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Đối với phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Thứ ba, về trường hợp được nghỉ lao động pháp luật quy định phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận; đang điều trị tại cơ sở y tế; phạm nhân là người có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận; phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ nội dung trên có thể thấy, ngoài chế độ ăn, học tập ra thì phạm nhân phải tham gia lao động tùy thuộc vào sức khỏe để nhận việc lao động. Những công việc lao đọng cũng thuộc vào nhóm việc phổ thông cộng đồng nhằm đáp ứng với môi trường đối với những người chấp hành án ít để khi tại ngoại có thể tham gia làm việc.
3. Chế độ đối với phạm nhân là người chưa thành niên:
Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Điều 12 Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Mỗi đối tượng phạm nhân đều có những chế độ đãi ngộ khác nhau tuy nhiên phải thực hiện chế độ chung là chế độ quản lý, giáo dục, học văn hóa, học nghề, lao động:
Đối với những phạm nhân dưới 18 tuổi thì tại Điều 74 Luật thi hành án hình sự 2019 có quy định cụ thể về các chế độ như sau:
– Về giáo dục phạm nhân: Trại giam nơi giam giữ phạm nhân có trách nhiệm giáo dục phạm nhân là người dưới 18 tuổi về văn hóa, pháp luật và dạy nghề phù hợp với độ tuổi, học vấn, giới tính và sức khỏe, chuẩn bị điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù. Đối với phạm nhân chưa học xong giáo dục tiểu học hoặc giáo dục trung học thì tiến hành phổ cập.
Chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí căn cứ theo Điều 76 Luật thi hành án hình sự 2019 có quy định cụ thể về các chế độ này như sau:
– Về chế độ ăn: Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn và được chăm sóc y tế theo mức chung những được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.
– Về chế độ mặc: Tiêu chuẩn mặc và tư trang cũng thực hiện theo quy định chung đối với phạm nhân là người đủ 18 tuổi trở lên ngoài ra còn được cấp thêm một số mẫu quần áo nhất định theo hàng năm.
– Về chế độ sinh hoạt: Phạm nhân có chế độ sinh hoạt hoàn toàn theo thời gian và hình thức tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí phù hợp với độ tuổi.
– Về chế độ gặp, liên lạc điện thoại với thân nhân được quy định tại Điều 76 Luật thi hành án hình sự 2019 là được phép gặp 03 lần trong một tháng, số giờ được phép gặp là 03 giờ. Ngoài ra, trại giam áp dụng các chế độ khen thưởng khác để cộng thêm vào thời gian hoặc số lần gặp.
Theo quy định của pháp luật thì có nhắc đến việc Nhà nước khuyến khích thân nhân của phạm nhân là người dưới 18 tuổi quan tâm gửi sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho phạm nhân.
Như vậy, đối với các chế độ áp dụng cho các phạm nhân chung như những nội dung trình bày trên thì đối với những phạm nhân ở độ tuổi chưa thành niên thì sẽ được áp dụng chế độ khác được ưu tiên hơn dưới nhiều mặt để có thể đáp ứng được sự phát triển trong nhận thức một cách đầy đủ nhất.