Chế độ đối với người giữ chức vụ chủ tịch hội nông dân. Được cử đi học trung cấp chính trị thì có được hưởng lương từ trung cấp chính trị không?
Chế độ đối với người giữ chức vụ chủ tịch hội nông dân. Được cử đi học trung cấp chính trị thì có được hưởng lương từ trung cấp chính trị không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi được điều làm cán bộ xã là ủy viên ủy ban phụ trách nông lâm xã từ tháng 01/2000 và đóng BHXH đến hết nhiệm kỳ 1999-2004 đẻ chuẩn bị công tác cán bộ cho nhiệm kỳ tiếp theo tôi được Đảng ủy, Chính quyền bố trí để bầu làm phó chủ tịch UBND xã mọi quy trình đã hoàn tất chỉ còn 5 ngày nữa là hội đồng nhân dân họp bỏ phiếu bầu và quyết định, thì huyện ủy có
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV
2. Nội dung tư vấn
– Căn cứ Điều 6 Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn như sau:
“Điều 6. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh:
1. Chức trách: Là cán bộ chuyên trách đứng đầu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội ở xã,phường, thị trấn; chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức đoàn thể, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Nhiệm vụ:
+ Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họpcủa tổ chức mình.
+ Cùng tập thể Ban Thường trực (Uỷ ban Mặt trận Tổquốc), Ban Thường trực (4 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạchcông tác, hướng dẫn hoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố.
+ Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, hiệp thương bầu cử xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủtại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị – xã hội cấp trên tương ứng đề ra.
+ Tổ chức, chỉ đạo việc học tập chủ trương, đườnglối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; các chủ trương, nghị quyết đối với đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.
+ Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động doNhà nước cấp đối với tổ chức mình.
+ Tham mưu đối với cấp uỷ Đảng ở xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của tổ chức mình.
+ Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và các tổ chức đoànthể cấp trên về hoạt động của tổ chức mình.
+ Chỉ đạo việc xây dựng quy chế hoạt động của BanThường vụ, Ban Chấp hành cấp cơ sở tổ chức mình; chỉ đạo hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảm bảo theo đúng quy chế đã xây dựng.
3. Tiêu chuẩn cụ thể:
+ Các tiêu chuẩn (do các đoàn thể chính trị – xã hội quy định) của cán bộ chuyên trách thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác đoàn thể chính trị – xã hội được giữ nguyên trong nhiệm kỳ hiện tại.Các tiêu chuẩn quy định này được áp dụng kể từ đầu nhiệm kỳ tới củatừng tổ chức đoàn thể.
+ Tuổi đời:
– Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Không quá 60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
– Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Không quá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ công tác.
– Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân: Không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
– Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Không quá 65 tuổi khi thamgia giữ chức vụ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên.”
Như vậy, tiêu chuẩn đối với chủ tịch hội nông dân là phải có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp và tương đương trở lên.
– Căn cứ Mục 2 Mục 3 Công văn số 3692-CV/BTCTW về việc xếp ngạch, bậc lương đối với cán bộ cấp xã có trình độ lý luận chính trị như sau:
“2. Theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH, ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì việc xếp lương đối với cán bộ xã được thực hiện như sau:
– Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 11/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
– Cán bộ cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đại học trở lên xếp lương theo ngạch chuyên viên (mã số 01.003); tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng xếp lương theo ngạch chuyên viên (cao đẳng) (mã số 01a.003); tốt nghiệp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp xếp lương theo ngạch cán sự (mã số 01.004).
– Văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng.
3. Đối với các văn bằng cử nhân chính trị, trung cấp chính trị được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp:
– Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đào tạo và cấp bằng cao cấp lý luận chính trị; cao cấp lý luận chính trị – hành chính (Nghị định số 129/2008/NĐ-CP ngày 17/12/2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh).
– Trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ đào tạo và cấp bằng trung cấp lý luận chính trị; trung cấp lý luận chính trị – hành chính (Quyết định số 184-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, (khóa X) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
– Các văn bằng nêu trên có giá trị, đủ điều kiện để xếp ngạch, bậc cán bộ, công chức.”
>>> Luật sư tư vấn về chế độ của chủ tịch hội nông dân qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, đối với cán bộ, công chức cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước); cán bộ cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đại học trở lên xếp lương theo ngạch chuyên viên (mã số 01.003); tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng xếp lương theo ngạch chuyên viên (cao đẳng) (mã số 01a.003); tốt nghiệp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp xếp lương theo ngạch cán sự (mã số 01.004).
Ngoài ra, các văn bằng chứng nhận trình độ lý luận chính trị có giá trị đủ điều kiện để xếp ngạch, bậc cán bộ, công chức.