Chế độ chính sách đối với học viên đào tạo sỹ quan dự bị và sĩ quan dự bị. Đối tượng hưởng chế độ, chính sách theo Thông tư liên tịch 170/2002/TTLT-BQP-BTC.
Chế độ chính sách đối với học viên đào tạo sỹ quan dự bị và sĩ quan dự bị. Đối tượng hưởng chế độ, chính sách theo
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp một số thắc mắc như sau. Hiện tại tôi đang công tác tại phòng Tài Chính và được đi đi huấn luyện sỹ quan dự bị 3 tháng. Hiện tại bậc lương của tôi là 1/9 hệ số 2,34. Tôi muốn hỏi là đang và sau khi huấn luyện sỹ quan dự bị thì tôi được hưởng những chế độ nào? Kính mong quý luật sư giải đáp giúp. Tôi xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Nghị định 26/2002/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ về sĩ quan dự bị quân đội nhân dân Việt nam.
Thông tư liên tich số 170/2002/TTLT-BQP-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2002 của Bộ quốc phòng – Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị và sĩ quan dự bị.
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin ban cung cấp thì bạn đang công tác tại phòng Tài chính và được đi huấn luyện sĩ quan dự bị 3 tháng. Tuy nhiên, bạn không trình bày rõ bạn thuộc đối tượng nào? Là quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan dự bị hạng 1; cán bộ, công chức ngoài Quân đội; những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Nếu thuộc một trong các đối tượng trên thì bạn căn cứ quy định sau để xác định bạn được hưởng các chế độ, chính sách nào trong thời gian đào tạo và sau thời gian đào tạo theo quy định tại Thông tư liên tịch số 170/2002/TTLT-BQP-BTC như sau:
* Thứ nhất, chế độ, chính sách với học viên đào tạo sĩ quan dự bị:
1. Chế độ ăn:
– Như đối với học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội kể từ ngày có mặt tại trường cho đến khi kết thúc khoá đào tạo.
2. Chế độ mượn, cấp quân trang và một số đồ dùng sinh hoạt:
– Trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được mượn, cấp quân trang và một số đồ dùng sinh hoạt theo quy định của Bộ Quốc phòng.
– Sau thời gian đào tạo sĩ quan dự bị vẫn hưởng chế độ quân trang, đồ dùng sinh hoạt như quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan tại ngũ.
3. Chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp khác:
– Cán bộ, công chức, hạ sĩ quan dự bị hạng 1 đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được cơ quan, đơn vị nơi làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp thường xuyên theo lương, trợ cấp, phúc lợi, tiền đi đường theo chế độ hiện hành đối với cán bộ, công chức đi công tác;
– Quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị vẫn hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền đi đường như quân nhân tại ngũ.
– Hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, vẫn hưởng phụ cấp quân hàm, phụ cấp phục vụ trên hạn định (nếu có), tiền đi đường như quân nhân tại ngũ.
– Hạ sĩ quan dự bị hạng 1 không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, hàng tháng được hưởng phụ cấp quân hàm bằng mức phụ cấp quân hàm trong hai năm đầu của hạ sĩ quan có cùng cấp bậc.
– Những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, hàng tháng được hưởng phụ cấp bằng mức phụ cấp quân hàm trong hai năm đầu của cấp thượng sĩ.
4. Chế độ trợ cấp cho gia đình:
– Hạ sĩ quan dự bị hạng 1 trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được hưởng khoản trợ cấp cho gia đình như sau:
+ Trường hợp không hưởng tiền lương từ ngân sách Nhà nước được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,1 so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
+ Trường hợp đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc hưởng lương của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
5. Chế độ, chính sách khi ốm đau, bị thương hoặc từ trần:
– Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị khi ốm đau, bị thương hoặc từ trần thực hiện chế độ, chính chính như đối với quân nhân tại ngũ.
– Hạ sĩ quan dự bị hạng 1, cán bộ, công chức và những người tốt nghiệp đại học trở lên ngoài Quân đội, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị khi ốm đau, bị thương hoặc từ trần thực hiện theo quy định tại mục VI, mục VII phần B Thông tư Liên tịch số 1232/1998/TTLT-BQP-BLĐB&XH – BTC ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Liên bộ Bộ Quốc phòng – Bộ Lao động thương binh và xã hội – Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 1232/1998/TTLT).
6. Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức và việc hoãn gọi đào tạo sĩ quan dự bị:
– Cán bộ, công chức đang công tác ở cơ quan, đơn vị ngoài quân đội nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi đào tạo sĩ quan dự bị thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau khi tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị hoặc nghỉ vào thời gian thích hợp.
– Thời gian tập trung đào tạo sĩ quan dự bị trùng với thời gian thi nâng bậc, thi kết thúc khóa học nghiệp vụ tại chức thì được hoãn gọi đào tạo sĩ quan dự bị đợt đó khi có chứng nhận của cơ quan, đơn vị nơi làm việc.
7. Quy định về thi tuyển cán bộ, công chức:
– Các đối tượng học viên đào tạo sĩ quan dự bị khi tốt nghiệp được phong quân hàm sĩ quan dự bị, đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định, khi chuyển ngành, tuyển dụng, nếu phải thi tuyển công chức, được ưu tiên cộng thêm một điểm vào kết quả thi để xét tuyển dụng.
– Sinh viên khi tốt nghiệp đại học trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị có giấy báo thi tuyển công chức do cấp có thẩm quyền quyết định, được nghỉ học tham gia dự thi, thời gian nghỉ học không quá 7 ngày trong khóa học; được bảo lưu kết quả thi tuyển đến khi tốt nghiệp khoá đào tạo sĩ quan dự bị.
8. Chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị:
– Hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị còn được hưởng chế độ chính sách của hạ sĩ quan xuất ngũ theo quy định hiện hành.
>>> Luật sư tư vấn về chế độ chính sách đối với sĩ quan dự bị: 1900.6568
* Thứ hai, chế độ chính sách đối với sĩ quan dự bị:
Chế độ phụ cấp trách nhiệm:
– Đối tượng, điều kiện, mức phụ cấp trách nhiệm được hưởng
+ Sĩ quan dự bị đã đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị với cơ quan quân sự huyện nhưng chưa xếp vào đơn vị dự bị động viên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đăng ký, tập trung sinh hoạt, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo quy định (trừ đối tượng được hưởng phụ cấp quy định tại điểm 1.2, điểm 1.3 khoản 1 mục I phần B) hàng quý được hưởng phụ cấp trách nhiệm đăng ký bằng hệ số 0,2 so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
+ Sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp vào các chức danh biên chế trong đơn vị dự bị động viên, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ theo quy định (trừ đối tượng được hưởng phục cấp trách nhiệm quy định tại điểm 1.3 khoản 1 mục I phần B), hầng quý được hưởng phụ cấp trách nhiệm sĩ quan dự bị bằng hệ số 0,3 so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
+ Sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền
Phụ cấp trách nhiệm được tính theo hệ số so với lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ, cụ thể như sau:
– Trung đội trưởng và các chức vụ tương đương: 0,30
– Phó đại đội trưởng và các chức vụ tương đương: 0,35
– Đại đội trưởng và các chức vụ tương đương: 0,40
– Phó tiểu đoàn trưởng và các chức vụ tương đương: 0,45
– Tiểu đoàn trưởng và các chức vụ tương đương: 0,50
– Phó trung đoàn trưởng và các chức vụ tương đương: 0,55
– Trung đoàn trưởng và các chức vụ tương đương: 0,60.