Chế độ đối với cựu thanh niên xung phong? Chính sách đối với cựu thanh niên xung phong?
Trong những năm qua, trong thời chiến cũng như thời bình thì các nam, nữ thanh niên xung phong luôn gắn bó máu thịt với cách mạng, chiến đấu và lao động trên nhiều mặt trận, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Lực lượng thanh niên xung phong đã đóng góp những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh, giúp xây dựng nên nhiều công trình, dự án làng thanh niên lập nghiệp, đảo thanh niên, cầu giao thông nông thôn miền núi, triển khai nhiệm vụ công ích ở đô thị,… Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về chế độ, chính sách đối với cựu thanh niên xung phong?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Chế độ đối với cựu thanh niên xung phong:
Chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến:
Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến (trong đó có thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp) theo quy định của pháp luật thì sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi của Nhà nước theo Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999;
“Chế độ đối với thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 15/7/1950 đến 30/4/1975 đã hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương mà không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh, chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”.
Trong đó:
Các chế độ mà thanh niên xung phong được hưởng được quy định cụ thể như sau:
– Các thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điều 2 Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg:“Thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này được hưởng chế độ trợ cấp một lần, tính theo số năm thực tế trực tiếp tham gia kháng chiến, với mức trợ cấp sau:
Từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng; Trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.
Trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần thì một trong người sau đây được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần”.
– Chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại Điều 3 Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg:
“1. Thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương không còn khả năng lao động và sống cô đơn, không nơi nương tựa thì được xét trợ cấp hằng tháng mức 360.000 đồng. Mức trợ cấp này sẽ được điều chỉnh tương ứng khi Chính phủ điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại
2. Đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến được điều chỉnh để hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định này.
Đối tượng được xét hưởng trợ cấp hằng tháng thì không hưởng chế độ trợ cấp một lần.”
Như vậy, ta nhận thấy rằng, các chủ thể là thanh niên xung phong, không phân biệt thời kỳ, nếu đảm bảo các điều kiện theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được hưởng các chế độ ưu đãi của người có công với cách mạng.
Theo quy định hiện hành về thủ tục, hồ sơ xét giải quyết chế độ đối với Thanh niên xung phong sẽ được thực hiện theo quy định tại
2. Chính sách đối với cựu thanh niên xung phong:
Chính sách đối với thanh niên xung phong đang thực hiện nhiệm vụ:
Đảm bảo an sinh xã hội cho các đội viên thanh niên xung phong là điều Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng. Chính bởi vì thế mà Chính phủ nước ta đã ban hành Nghị định số 17/2021/NĐ-CP về Chính sách với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện.
Trong đó, Điều 6 về Chính sách đối với đội viên thanh niên xung phong quy định, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thanh niên xung phong được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;c thanh niên xung phong được cấp trang phục thanh niên xung phong tối thiểu mỗi năm 02 bộ, thẻ đội viên thanh niên xung phong; được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ học vấn, lý luận chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí theo quy định của pháp luật; được ưu tiên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện hành; đối với trường hợp thanh niên xung phong có hành động dũng cảm bị chết hoặc bị thương thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì được tổ chức thanh niên xung phong đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc quyết định được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; trường hợp thanh niên xung phong bị chết thì các chủ thể đó còn được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được tổ chức thanh niên xung phong hỗ trợ phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình nếu có yêu cầu của thân nhân,…
Và, đặc biệt, nếu thanh niên xung phong xung phong làm nhiệm vụ ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật thì các chủ này còn được hưởng thêm các chính sách như được hỗ trợ một khoản sinh hoạt phí 06 tháng đầu kể từ khi bắt đầu làm việc, mỗi tháng làm việc được hưởng mức sinh hoạt phí bằng 01 lần mức lương cơ sở theo quy định của pháp luật; được tạm hoãn hoặc miễn gọi nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.
Theo Điều 7 Nghị định số 17/2021/NĐ-CP quy định về chính sách đối với đội viên thanh niên xung phong sau khi hoàn thành nhiệm vụ có nội dung như sau:
“1. Được tổ chức thanh niên xung phong cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ.
2. Được ưu tiên khi tham gia tuyển dụng công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
3. Trường hợp có nguyện vọng ở lại định cư, lập nghiệp tại các địa phương là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được áp dụng các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội theo địa bàn nơi định cư.
4. Trường hợp thực hiện nhiệm vụ tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật thì được hưởng thêm các chính sách sau:
a) Trợ cấp 01 lần theo mức mỗi năm làm việc trong tổ chức thanh niên xung phong tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bằng 01 tháng tiền công hiện hưởng. Trường hợp không đủ 01 năm (12 tháng) nếu thời gian làm việc từ 01 tháng đến đủ 06 tháng thì hưởng 1/2 tháng tiền công, nếu thời gian làm việc trên 06 tháng thì được tính 01 tháng tiền công;
b) Được miễn gọi nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự;
c) Được cấp tiền tàu xe đi đường khi trở về địa phương.”
Như vậy, Nghị định số 17/2021/NĐ-CP cũng quy định, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đội viên thanh niên xung phong sẽ được đảm bảo thực hiện theo đúng chính sách được nêu cụ thể bên trên. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý để nhằm mục đích để bảo đảm quyền lợi hợp pháp đối với thanh niên xung phong cũng như tạo điều kiện đối với các chủ thể là thanh niên xung phong, người đã có những đóng góp đặc biệt đối với quốc gia, dân tộc.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, về kinh phí thực hiện chính sách đối với đội viên thanh niên xung phong, sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành tại Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho tổ chức thanh niên xung phong khi thanh niên xung phong thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước.