Chế độ chăm sóc phạm nhân nữ có thai trong trại tù. Đứa trẻ sinh ra trong tù được chăm sóc, nuôi dưỡng như thế nào?
Chế độ chăm sóc phạm nhân nữ có thai trong trại tù. Đứa trẻ sinh ra trong tù được chăm sóc, nuôi dưỡng như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Xin hỏi Luật sư, phạm nhân nữ khi có thai mà không được tạm hoãn chấp hành án phạt tù thì được chăm sóc thế nào? Nếu đứa trẻ lớn lên không có ai chăm sóc thì có được theo mẹ vào tù sống không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 45 Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định về Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi như sau:
1. Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khoẻ.
2. Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của
3. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.
4. Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng, thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, phải đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
5. Trại giam phải tổ chức nhà trẻ ngoài khu giam giữ để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của phạm nhân dưới 36 tháng tuổi và con của phạm nhân từ 36 tháng tuổi trở lên trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.
Như vậy, phạm nhân nữ có thai mà không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai, chăm sóc y tế, giảm thời gian lao động, hưởng chế độ ăn, uống đảm bảo sức khỏe, được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian có thai và khi sinh con theo quy định viện dẫn ở trên.
Đứa trẻ do phạm nhân nữ sinh ra được đảm bảo về quyền lợi về nuôi dưỡng, chăm sóc cũng như được làm giấy khai sinh.
Khi đứa trẻ đủ 36 tháng tuổi sẽ được gửi về cho thân nhân của phạm nhân nữ đó nuôi dưỡng. Nếu không có thân nhân nuôi dưỡng thì được gửi tới cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng, tiếp nhận.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Sau khi chấp hành xong án phạt tù, người mẹ có thể nhận lại con tại cơ sở bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng, chăm sóc.
Để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của trẻ có mẹ đang chấp hành hình phạt tù, pháp luật không cho phép con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên được theo mẹ vào trại giam sinh sống, kể cả khi không có người thân chăm sóc, nuôi dưỡng.
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Khởi tố hình sự người hành nghề bói toán
– Đánh bạc hơn một triệu có bị khởi tố hình sự không?
– Trả lại vật chứng trong vụ án hình sự
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí