Đối tượng được hưởng Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn nghệ thuật? Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn nghệ thuật Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp?
Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn nghệ thuật được hiểu là chế độ dành cho người bồi dưỡng luyện tập theo quy định của pháp luật sẽ có quy định về quyền lợi khi bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn nghệ thuật với các mức khác nhau và hình thức cụ thể. để hiểu thêm về Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn nghệ thuật là gì? Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn nghệ thuật được quy định trong luật cụ thể như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Cơ sở pháp lý: Quyết định Số: 14/2015/QĐ-TTg chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
Luật sư
1. Đối tượng được hưởng Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn nghệ thuật
Hiện nay các chế độ độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và các chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn đối với công chức và đối với viên chức được bổ nhiệm vào ngạch diễn viên làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, chế độ bồi dưỡng luyện tập và chế độ bồi dưỡng biểu diễn đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật hiện này, theo đó căn cứ vào Điều 2. Đối tượng áp dụng quyết định Số: 14/2015/QĐ-TTg chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn được quy định như sau:
1. Đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, bao gồm:
Căn cứ vào đặc thù chuyên môn, mức độ đào tạo và chức năng hoạt động của từng chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi;
b) Người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.
2. Đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn gồm người trực tiếp tham gia luyện tập, biểu diễn và phục vụ công tác biểu diễn, bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Người chỉ đạo nghệ thuật buổi diễn chương trình nghệ thuật ca múa nhạc, chỉ đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu; trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực thuộc;
c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được quy định như trên có các quyền dược hưởng Đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và phải thực hiện dầy đủ về các thủ tục và các yêu cầu để các Đối tượng đó được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp theo quy định. Ngoài ra thì các Đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng luyện tập và bồi dưỡng biểu diễn gồm người trực tiếp tham gia luyện tập, biểu diễn và phục vụ công tác biểu diễn theo quy định như trên cũng được hưởng các chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp.
Mục đích của chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với các đối tượng bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn đối với công chức và đối với viên chức được bổ nhiệm vào ngạch diễn viên làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập để đảm bảo các quyền lợi đối với những người có sự cống hiến trong nghệ thuật và để khuyến khích việc bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn theo các hình thức khác nhau.
2. Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn nghệ thuật
Vấn đề bồi dưỡng, luyện tập và biểu diễn nghệ thuật của những đối tượng được quy định trong
1. Chế độ bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế luyện tập, gồm các mức sau đây:
a) Mức 80.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch (opera), vũ kịch (ballet), xiếc, rối; diễn viên hát chính (đơn ca), diễn viên múa chính (solist), nhạc công độc tấu (solist) với dàn nhạc; người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng, dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống;
b) Mức 60.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch, vũ kịch, xiếc, rối; diễn viên hát chính thứ, diễn viên hát lĩnh xướng trong dàn hợp xướng; diễn viên múa chính thứ, nhạc công chịu trách nhiệm lĩnh tấu trong dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc sân khấu truyền thông, diễn viên chịu trách nhiệm lĩnh xướng trong dàn hợp xướng; kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuật viên chính ánh sáng;
c) Mức 50.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch, vũ kịch, xiếc, múa rối; diễn viên múa; hợp xướng viên; nhạc công dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng;
d) Mức 35.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với nhân viên hậu đài, nhân viên hóa trang, nhân viên phục trang, nhân viên đạo cụ.
2. Chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễn thực tế, gồm các mức sau đây:
a) Mức 200.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính, nhạc công chính, người chỉ đạo nghệ thuật chương trình nghệ thuật ca múa nhạc, người chỉ đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu;
b) Mức 160.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính thứ nhạc công chính thứ, kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuật viên chính ánh sáng;
c) Mức 120.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên phụ nhạc công, kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng; trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực thuộc;
d) Mức 80.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với nhân viên hậu đài, nhân viên hóa trang, nhân viên phục trang, nhân viên đạo cụ và nhân viên phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng.
Trường hợp người tham gia biểu diễn nghệ thuật thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm thì chỉ hưởng mức bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn cao nhất. Trên đây là các mức Chế độ bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế luyện tập đối với các hình thức luyện tập khác nhau và các chế độ bồi dưỡng khác nhau sẽ có các mức tiền tương ứng với các hình thức đó.
Dựa như trên thì có thể thấy hai hình thức được phân chia rõ ràng về các mức được hưởng đó là Chế độ bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế luyện tập và các chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễn thực tế. các hình thức với các mức tiền tương ứng như 80.000 đồng, 160.000 đồng, 200.000 đồng. Với các mức như vậy thì người biểu diễn và phục vụ biểu diễn sẽ được hưởng theo quy định và tự bảo vệ quyền lợi của mình thông qua các quy định của pháp luật nêu trên.
3. Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp
– Nguồn Kinh phí thực hiện chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp quy định tại Điều 3 quyết định Số: 14/2015/QĐ-TTg chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn do ngân sách nhà nước bảo đảm trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp
– Đối với các nguồn Kinh phí thực hiện chi trả chế độ bồi dưỡng luyện tập và chế độ bồi dưỡng biểu diễn được quy định như sau:
+ Đối với các nguồn Kinh phí thực hiện chế độ bồi dưỡng luyện tập và các chế độ bồi dưỡng biểu diễn quy định tại Điều 4 quyết định Số: 14/2015/QĐ-TTg chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn được bố trí trong dự toán kinh phí xây dựng và việc phổ biến tác phẩm, các chương trình, vở diễn hằng năm của đơn vị và từ nguồn thu biểu diễn theo quy định của pháp luật
+ Trong các Trường hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị và việc phục vụ nhân dân miền núi, các vùng sâu, vùng xa, hải đảo thì chế độ bồi dưỡng luyện tập và các chế độ bồi dưỡng biểu diễn do Nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp Đối với các đơn vị hằng năm có nguồn thu biểu diễn và sau khi thực hiện đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước thì nếu có khả năng tài chính thì được xem xét vận dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, và các chế độ bồi dưỡng luyện tập và bồi dưỡng biểu diễn đối với diễn viên hợp đồng và bồi dưỡng thêm cho diễn viên trong biên chế theo quy định của pháp luật.
Qua bài viết này,