Bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội ưu việt của Đảng và Nhà nước, mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Theo quy định hiện hành thì sĩ quan quân đội nghỉ hưu thuộc nhóm đóng bảo hiểm y tế lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Vậy chế độ bảo hiểm y tế đối với sĩ quan quân đội nghỉ hưu được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Chế độ bảo hiểm y tế đối với sĩ quan quân đội nghỉ hưu:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Bảo hiểm y tế của công dân có thể tham gia thông qua nhiều hình thức khác nhau, ví dụ đối tượng tham gia do người lao động và người sử dụng lao động, nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, nhóm do ngân sách nhà nước đóng,.. Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 3
Có thể thấy, mặc dù sĩ quan quân đội đã về hưu vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo hướng dẫn của các văn bản pháp luật liên quan. Về mức hưởng bảo hiểm y tế thì tại Điều 14
+ Đối tượng nằm trong quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này, trong đó có sĩ quan quân đội đã về hưu nếu phải sử dụng bảo hiểm y tế thì sẽ được chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
+ Ngoài ra, nếu thuộc trong các trường hợp dưới đây thì được chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
++ Đảm bảo được về thời gian tham gia hoạt động cách mạng: Những cá nhân đã tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
++ Đồng thời, trong giai đoạn mà người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
++ Những cá nhân được ghi nhận là bà mẹ Việt Nam anh hùng;
++ Bên cạnh đó có quy định cả trường hợp là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
++ Các cá nhân là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát cũng nằm trong trường hợp này;
++ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
++ Trẻ em dưới 6 tuổi.
– Người sĩ quan đã về hưu thì vẫn được Nhà nước chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
– Cùng với đó, là được chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
– Khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì được chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
– 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
– Một số đối tượng khác thì được chi trả 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
– Còn đối với người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.
2. Nhân thân còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi sĩ quan quân đội nghỉ hưu?
Có thể thấy, chế độ bảo hiểm y tế cho sĩ quan trong quân đội không chỉ được Nhà nước chi trả trong thời gian còn công tác mà đến cả thời điểm cá nhân này đã nghỉ hưu. Theo quy định tại điểm l, khoản 3 Điều 12 Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2020 Luật Bảo hiểm y tế thì nhân thân của những người này cũng được hưởng bảo hiểm y tế trích ra từ nguồn ngân sách nhà nước. Căn cứ khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 75/2023/NĐ-CP quy định về nhóm do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế như sau:
Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an, gồm:
+ Cá nhân là cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng;
+ Đối với trường hợp đã có vợ hoặc chồng thì cũng được hưởng chế độ này;
+ Bên cạnh đó, sĩ quan quân độ đã có con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông thì những đứa bé này cũng được đóng bảo hiểm y tế theo nguồn ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, với những nội dung nêu trên thì thân nhân của sĩ quan tsẽ chỉ được hưởng chế độ này nếu người sĩ quan còn đang công tác tại đơn vị nên nếu đã về hưu thì không còn là đối tượng để được áp dụng quyền lợi nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
3. Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế:
Cá nhân để hưởng chế độ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì cần thực hiện các thủ tục theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Đối với người tham gia bảo hiểm y tế
– Cá nhân khi tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó;
– Đối với trường hợp không thể xuất trình ngay vào thời điểm nhập viện do nhập viện cấp cứu thì người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Bước 1 trước khi ra viện;
– Tùy tình trạng bệnh khác nhau mà phải chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Theo chỉ định của bác sĩ là có yêu cầu điều trị thì người tham gia bảo hiểm y tế phải đem theo giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được làm thủ tục nhanh chóng;
– Liên quan đến trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh: Phải có sự đánh giá, kiểm tra kỹ về tình trạng sức khỏe của người bệnh nên nếu nhận thấy vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Bước 2: Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
– Cá nhân khi khám chữa bệnh có sử dụng bảo hiểm y tế thì tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm chất lượng với thủ tục đơn giản, thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm y tế;
– Có trách nhiệm trong việc tiếp nhận người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để chẩn đoán và điều trị.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2020 Luật Bảo hiểm y tế;
– Nghị định số 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
THAM KHẢO THÊM: