Nhằm thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa của dân tộc, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và dành nhiều chính sách ưu đãi cho đối tượng người có công với cách mạng. Dưới đây là quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng.
Mục lục bài viết
1. Những đối tượng người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi bảo hiểm y tế:
Theo pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2020, thì đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi bao gồm: người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng. Nhóm người có công với cách mạng theo pháp lệnh này bao gồm các đối tượng cụ thể sau:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8 năm 1945;
– Liệt sĩ;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;
– Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;
– Thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh;
– Bệnh binh;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam;
– Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt đi tù đày;
– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc cũng như làm nghĩa vụ quốc tế;
– Người có công giúp đỡ cách mạng.
Nhìn chung thì các đối tượng trên đã được các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể điều kiện để được xác nhận là người có công với cách mạng. Họ được hưởng những khoản trợ cấp và yêu đãi xứng đáng với công biết mà họ bỏ ra theo quy định của pháp luật trong đó có chế độ bảo hiểm y tế.
2. Chế độ bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng:
Căn cứ theo
Thứ nhất, đối tượng là người có công với cách mạng được hưởng mức bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh và không giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với các trường hợp sau đây:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8 năm 1945;
– Những bà mẹ Việt Nam anh hùng được nhà nước phong tặng huy chương;
– Thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh, đối với thương binh loại B hoặc bệnh binh suy giảm khả năng lao động lớn từ 81% trở lên;
– Thương binh hoặc người được hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B hoặc bệnh binh khi điều trị vết thương hoặc bệnh tật nay lại tái phát;
– Những người hoạt động cách mạng trong kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nay có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động lớn từ 81% trở lên.
Thứ hai, đối tượng là người có công với cách mạng được hưởng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế khi thực hiện khám chữa bệnh và có áp dụng tỷ lệ thanh toán giới hạn cụ thể bao gồm các đối tượng sau:
– Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 nay trở về nước theo quy định của pháp luật;
– Sĩ quan chuyên nghiệp, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, tham gia tình nguyện ở Campuchia và Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975;
– Thân nhân của người có công với cách mạng, là cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con ruột của liệt sĩ;
– Những người đang sinh sống tại nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn;
– Quân nhân quốc phòng, dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến đấu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 được nhà nước công nhận.
Như vậy các đối tượng là người có công với cách mạng, khi đi khám đúng tuyến sẽ được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả lên đến 100% chi phí khám chữa bệnh. Đối với khám trái tuyến nhưng có giấy chuyển viện thì vẫn được hưởng ưu đãi như trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến.
3. Vai trò và ý nghĩa của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng:
Thứ nhất, về mặt chính trị. Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước thì các thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều hoạt động khác nhau, nhất là chiến lược diễn biến hoà bình. Và trước những biến đổi cùng những mặt trái của nền kinh tế thị trường thì chính sách yêu đãi người có công với cách mạng có ý nghĩa vô cùng lớn lao và nó thể hiện rõ rệt quyền con người. Thực hiện tốt chính sách đối với người có công là việc làm có ý nghĩa quan trọng không chỉ ổn định đời sống đối với bộ phận dân cư đặc biệt này mà còn góp phần làm ổn định chính trị và phát triển xã hội.
Thứ hai, về mặt xã hội và nhân văn. Ưu đãi xã hội thể hiện tính nhân đạo cao đẹp và truyền thống đạo lý quý báu của dân tộc ta đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ưu đãi xã hội thể hiện nghĩa vụ trách nhiệm và tình cảm của nhà nước và cộng đồng đối với người có công chứ không phải ban ơn hoặc làm từ thiện. Những năm qua thì riêng việc luôn điều chỉnh và mở rộng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước đã góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống và từng bước nâng cao mức sống của các đối tượng chính sách trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, số người là người có công với cách mạng lại rất lớn … mà chúng ta thực hiện đạt kết quả lớn. Chính sách yêu đãi đối với người có công với cách mạng trở thành một nguồn động lực thúc đẩy xã hội có tác dụng trong việc giáo dục lòng yêu nước và tự hào tự tôn dân tộc của thế hệ trẻ.
Thứ ba, về mặt kinh tế. Việc đảm bảo đời sống vật chất cho người có công với cách mạng trong cuộc sống hằng ngày nhất là đối với người có công lao thành tích đặc biệt hoặc họ bị mang những thương tật là một phần bù đắp lại mất mát của họ. Được sự quan tâm của đảng và nhà nước, các văn bản pháp luật lần lượt ra đời đưa ra những chính sách yêu đãi đối với người có công trong đó quy định các loại trợ cấp và mức trợ cấp phù hợp góp phần ổn định đời sống cá nhân.
Thứ tư, về vấn đề pháp lý. Chính sách yêu đãi là vấn đề tất yếu khách quan, pháp luật ưu đãi người có công thể hiện sự thể chế hóa đối với người có công với đảng và nhà nước, là sự đảm bảo ưu tiên ưu đãi cho người có công được thực hiện hay nói cách khác đó là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho những quyền được hưởng ưu đãi của người có công. Các văn bản pháp luật về ưu đãi người có công đã mang lại sự công bằng trong xã hội đối với những người đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
4. Trình tự cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng:
Bước 1: Người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ tiến hành lập tờ khai gửi đến ủy ban nhân dân cấp xã phường thị trấn theo mẫu TK01-TS.
Bước 2: Chủ thể có thẩm quyền ủy ban nhân dân xã tiến hành xác nhận bản khai của người có công hoặc thân nhân của họ trong khoảng thời gian là năm ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được những giấy tờ hợp lệ. Sau khi xác nhận được các giấy tờ hợp pháp thì sẽ tiến hành gửi đến Phòng Lao động – Thương binh và xã hội để xem xét và phê duyệt.
Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ thì Phòng Lao động – Thương binh và xã hội sẽ tiến hành xem xét các đối tượng có thuộc diện người có công với cách mạng hay không để lập danh sách đề nghị mua bảo hiểm y tế đến Sở Lao động – Thương binh và xã hội.
Bước 4: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội sẽ tiến hành đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế đối với các đối tượng trên và chuyển về ủy ban nhân dân xã để trao đến cá nhân họ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
– Công văn số 4996/BHXH-CSYT 2018 thực hiện