Chế độ bảo hiểm thai sản: 9 trường hợp tư vấn thường gặp nhất. Các trường hợp thắc mắc về chế độ thai sản thường gặp? Tư vấn chế độ thai sản chuẩn và mới nhất?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Tôi ký hợp đồng 2 năm với công ty từ 5/2013 – 5/2015. Tuy nhiên hiện tôi đang mang thai và dự sinh của tôi là 15/1/2015. Tôi dự định nghỉ sinh từ ngày 1/1/2015, theo như chế độ thai sản thì tôi sẽ được nghỉ 6 tháng tức đến 1/6/2015. Vậy trong thời gian nghỉ thai sản thì hợp đồng lao động của tôi kết thúc thì công ty chấm dứt HĐ có đúng quy định của pháp luật không? Tôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về chấm dứt hợp đồng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 “Bộ luật lao động 2019”:
Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
Khi hợp đồng lao động hết hạn thì người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận để ký tiếp hoặc không ký tiếp hợp đồng lao đồng mới.
Nếu giữa hai bên không thỏa thuận được về việc ký tiếp hợp đồng lao động mới thì việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn trong trường hợp này không trái với quy định của pháp luật (đây không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thai sản).
Như vậy, “ Hết hạn hợp đồng lao động” là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
Thứ hai, về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản – “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, nếu bạn đủ các điều kiện theo quy định trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản
- 2 2. định về quyền lợi của chế độ thai sản
- 3 3. độ thai sản khi nghỉ việc sớm
- 4 4. Mức hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội 2014
- 5 5. Quyền lợi được hưởng theo chế độ thai sản
- 6 6. Đóng bảo hiểm trên 12 tháng có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản?
- 7 7. Chế độ thai sản của người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ
- 8 8. Đang tập sự mà nghỉ thai sản có được nâng lương không?
1. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản
Lao động nữ trong xã hội có vai trò quan trọng, ngoài trọng trách đố với công ty, doanh nghiệp thì còn có thiên chức làm mẹ. Như vậy, pháp luật lao động luôn tạo điều kiện cho lao động nữ đồng thời có những chế độ phù hợp giúp họ có thể ổn định và sức khỏe, yên tâm công việc.
1. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đi khám thai, lao động nữ bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai gồm:
Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp), Sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
2. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, gồm:
Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy chứng tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng Bệnh án (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
3. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội nhận nuôi con nuôi, gồm:
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
4. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, gồm:
4.1. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
a) Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con;
b) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
4.2. Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
a) Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con;
b) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp);
c) Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con
5. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, gồm:
5.1. Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc đơn của người lao động nhận nuôi con nuôi
5.2. Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy chứng tử (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng Bệnh án (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
5.3. Trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, bổ sung thêm:
5.3.1. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
a) Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con;
b) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).
5.3.2. Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
a) Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con;
Luật sư
b) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp);
c) Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con
6. Ngoài các loại giấy tờ theo quy định nêu trên có thêm Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập
Lưu ý: trường hợp nộp bản chụp, đề nghị mang theo bản chính để đối chiếu.
Hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:
Hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, sau thai sản và sau điều trị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp là Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập.
2. định về quyền lợi của chế độ thai sản
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc các trường hợp: Lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con; người lao động nhận nuôi con dưới bốn tháng tuổi; người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
1. Quyền lợi được hưởng
– Khám thai (tính theo ngày làm việc, nếu ngày nghỉ trùng vào các ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết thì không được tính hưởng trợ cấp)
– Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu
– Thực hiện các biện pháp tránh thai
– Khi sinh con
– Nhận nuôi con nuôi
2. Mức hưởng
– Mức trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
– Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện KHH dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
3. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:
– Sau khi sinh con đã nghỉ ít nhất được 04 tháng;
– Có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
– Được người sử dụng lao động đồng ý.
Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời hạn theo quy định.
4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
a/ Điều kiện: Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
b/ Thời gian nghỉ:
– Tối đa 10 ngày/năm nếu sinh đôi trở lên.
– Tối đa 7 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật.
– Nghỉ 5 ngày/năm cho các trường hợp khác.
c/ Mức hưởng:
– 25% lương cơ sở/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
– 40% lương cơ sở/ngày (nếu nghỉ tập trung).
3. độ thai sản khi nghỉ việc sớm
Câu hỏi tóm tắt:
Chào luật sư!
Luật sư tư vấn giúp em về chế độ thai sản được hưởng khi sinh con: Tính đến thời điểm cuối tháng 3/2015 thì em đóng BHXH liên tục được 2 năm 11 tháng và có thai được 2,5 tháng. Nhưng vì sức khỏe và tình trạng thai yếu nên em xin nghỉ việc và công ty cũng giải quyết thủ tục cho em vào cuối tháng 3/2015.
Nếu nghỉ vào thời điểm này thì em có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con không ạ? Nếu không thì em phải đóng thêm bao nhiêu tháng nữa thì mới được hưởng chế độ?
Giả sử em đóng ở 1 cty khác và thời gian bắt đầu đóng ở công ty mới là từ tháng 5 thì em phải đóng bao nhiêu tháng nửa thì được hưởng chế độ?
Mong luật sư tư vấn giúp em. Mong thư hồi đáp sớm. Cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Hiện tại năm 2015 nên chế độ thai sản của bạn sẽ áp dụng Luật BHXH 2006 để giải quyết:
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản của bạn:
Trường hợp của bạn khi mang thai sức khỏe và tình trạng thai yếu được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 37 “Bộ luật lao động 2019” “Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”. Hơn nữa, tính đến thời điểm cuối tháng 3/2015 bạn đã đóng BHXH liên tục được 2 năm 11 tháng và có thai được 2,5 tháng như vậy bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo Điều 28 Luật BHXH 2006 khoản 1 điểm a “a) Lao động nữ mang thai” và khoản 2 “Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.
Nếu bạn đóng BHXH ở 1 côngty khác và thời gian bắt đầu đóng ở công ty mới là từ tháng 5 thì bạn phải đóng thêm 6 tháng nữa trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ.
2. Chế độ hưởng của bạn như sau:
a. Trong thời gian mang thai bạn được hưởng:( Điều 29)
Bạn sẽ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
b. Khi sinh con bạn sẽ được hưởng:
+ Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: (khoản 1 Điều 31)
– 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
– 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
– 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
– Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Trợ cấp một lần khi sinh con (Điều 34
– Được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
– Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
c.
– Mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy bạn căn cứ vào các quy định trên để hưởng chế độ của mình.
4. Mức hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội 2014
Chế độ thai sản là quyền lợi cho người lao động nữ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do thai sản dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Quyền lợi này được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này”.
Như vậy, bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc để sinh. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. ( Mức lương tối thiểu chung mới nhất năm 2014 hiện nay là 1.150.000 ).
5. Quyền lợi được hưởng theo chế độ thai sản
Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi được hưởng thi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Những quyền lợi có thể được hưởng đối với trợ cấp thai sản của người được hưởng chế độ đã được pháp luật lao động ghi nhận tại Điều 157 “Bộ luật lao động 2019” đã ghi nhận:
“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.
Với quy định như vậy, pháp luật lao động đã hướng đến những quy định cụ thể về quyền lợi mà người được hưởng trợ cấp thai sản sẽ được hưởng theo pháp luật bảo hiểm. Tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã ghi nhận về quyền lợi của phụ nữ hưởng chế độ thai sản tại Điều 34 và Điều 35.
Tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian được nghỉ để hưởng chế độ
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợpsinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.
Và Điều 39 quy định về mức hưởng chế độ như sau:
“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này”.
Việc pháp luật quy định cụ thể về vấn đề hưởng thai sản chính là việc đảm bảo quyền lợi của người lao động nữ, những người mà thuộc thế yếu trong xã hội.
6. Đóng bảo hiểm trên 12 tháng có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Công ty Luật Dương Gia. Tôi hiện đang tham gia lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 4 năm 2011 đến hết năm 2013, nhưng do một vài lý do nên từ tháng 1 năm 2014 đến nay tôi không thể tham gia bảo hiểm xã hội được. Mà hiện nay tôi đang có thai 2 tháng rồi, vậy tôi có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không, bởi tôi cũng đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội trên 12 tháng rồi. Mong sớm nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” thì những đối tượng được hưởng chế độ thai sản bao gồm:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
Ở đây, bạn thuộc trường hợp là lao động nữ sinh con (thuộc trường hợp điểm b khoản 1 Điều 28, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”).
Tuy nhiên, còn một điều kiện tiên quyết nữa mà bạn phải đảm bảo đó là bạn buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội ít nhất là 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi bạn sinh con theo quy định tại khoản 2 Điều 28, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn hoàn toàn không đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản, mặc dù bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian 2 năm 8 tháng (từ tháng 4 năm 2011 đến hết năm 2013), nhưng quãng thời gian này lại không năm trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi bạn sinh con, nên bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”.
7. Chế độ thai sản của người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 33/2016/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã quy định cụ thể về thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ như sau:
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, gồm:
– Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp Điều trị nội trú;
– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.
2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ khi sinh bao gồm:
– Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của đứa trẻ;
– Trường hợp đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của đứa trẻ;
– Trong trường hợp đứa trẻ chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm bản trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của lao động nữ mang thai hộ;
– Trong trường hợp sau khi sinh mà lao động nữ mang thai hộ chết, có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử của lao động nữ mang thai hộ;
– Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
3. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh, bao gồm:
– Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì Mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
– Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;
– Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử;
– Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
– Trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con.
4. Ngoài hồ sơ quy định tại mục 1, 2, 3 như trên, cơ quan quản lý nhân sự của người sử dụng lao động lập thêm danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
5. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người chồng khi lao động nữ mang thai hộ sinh, được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
6. Giải quyết hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể như sau:
– Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động hoặc thân nhân của người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại mục 1 hoặc tại mục 2 hoặc tại mục 3 hoặc mục 5 cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh, thời Điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú;
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định từ người lao động hoặc thân nhân người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại mục 4 và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động hoặc thân nhân người lao động. Đối với trường hợp người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh, thời Điểm nhận con thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú có trách nhiệm giải quyết và chi trả cho người lao động hoặc thân nhân người lao động.
Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Hồ sơ và việc giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản của lao động nữ mang thai hộ thực hiện theo quy định tại Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
8. Việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời gian quy định tại mục 6 và mục 7 được thực hiện theo quy định tại Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
8. Đang tập sự mà nghỉ thai sản có được nâng lương không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tổi xin hỏi một vấn đề sau mong công ty luật giải đáp giúp tôi. Diễn biến quá trình lương của tôi là:
Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010: thực hiện chế độ tập sự với mức lương 85% của bậc 1/10 ngạch A0, mã ngạch 14.258, hệ số 2,10, có đóng bảo hiểm ; cán bộ hợp đồng
Từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2013: được hưởng 100% lương của bậc 1/10 ngạch A0, mã ngạch 14.258, hệ số 2,10, có đóng bảo hiểm ; cán bộ hợp đồng
Từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2014: được hưởng 100% lương của bậc 2/10 ngạch A0, mã ngạch 14.258, hệ số 2,41, có đóng bảo hiểm ;cán bộ hợp đồng
Từ tháng 11/2014 đến tháng 2/2015: được hưởng 100% lương của bậc 2/9 ngạch A1, mã ngạch 13.095, hệ số 2,67 (chuyển ngạch từ cao đẳng lên đại học), có đóng bảo hiểm; cán bộ hợp đồng
Tôi thi đỗ biên chế và từ Tháng 3/2015 đến tháng 8/2016: thực hiện chế độ tập sự với mức lương 85% của bậc 1/9 ngạch A1, mã ngạch 13.095, hệ số 2,34 (do xét tuyển vào biên chế, thời gian đóng bảo hiểm ở ngạch A1 chưa đủ 1 năm và nghỉ chế độ thai sản trong thời gian thực hiện chế độ tập sự), có đóng bảo hiểm;
Vậy xin hỏi sau khi kết thúc chế độ tập sự vào tháng 8/2016 và được bổ nhiệm vào ngạch thì tôi có được tính lương theo điểm a, Khoản 1, Mục II, Thông tư 02/2007/TT-BNV; khoản 2, mục I, Thông tư 04/2007/TT-BNV và Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 không? và hệ số lương được hưởng của tôi là bao nhiêu. Tôi xin chân thành cảm ơn Tôi cảm ơn ?
Luật sư tư vấn:
Sau khi kết thúc chế độ tập sự vào tháng 8/2016 và được bổ nhiệm vào ngạch thì bạn được tính lương theo điểm a, Khoản 1, Mục II, Thông tư 02/2007/TT-BNV và Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012. Cụ thể:
– Tại Điểm a Khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức quy định về xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức như sau:
” a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
– Đồng thời, theo khoản 3 Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV quy định như sau: “3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.”
– Còn Thông tư 04/2007/TT-BNV do đã hết hiệu lực nên sẽ không được áp dụng đối với bạn trong trường hợp này.
Như vậy, xét trong trường hợp này thì từ thời điểm tháng 11/2014 đến tháng 2/2015, bạn đã được chuyển ngạch từ Cao đẳng lên Đại học nên được hưởng 100% lương của bậc 2/9 ngạch A1, mã ngạch 13.095, hệ số 2,67. Sau đó, từ tháng 11/2014 đến tháng 2/2015, bạn được xét tuyển vào biên chế và bổ nhiệm vào ngạch. Do đó, bạn sẽ thuộc đối tượng viên chức được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch khi nâng ngạch và được tính lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV. Đồng thời, bạn sẽ được hưởng lương ở ngạch mới kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Bên cạnh đó, từ tháng 01/2010 đến tháng 08/2016 bạn đều đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và sau khi kết thúc chế độ tập sự, bổ nhiệm vào ngạch thì bạn sẽ được hưởng chế độ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV cụ thể thời gian công tác có đóng báo hiểm xã hội bắt buộc trước đó của bạn khi thực hiện chế độ tập sự sẽ được tính vào thời gian nâng lương lần sau khi bổ nhiệm vào ngạch viên chức.
Tóm lại, khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào ngạch thì bạn được tính lương theo điểm a, Khoản 1, Mục II, Thông tư 02/2007/TT-BNV và Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012. Về lương được tính sau khi hết thời gian tập sự: bạn được hưởng 100% lương của bậc 1/9 ngạch A1, hệ số 2,34, Bảng lương số 3 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.