Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành sẽ phải có trách nhiệm nộp báo cáo thống kê hàng tháng và hàng năm. Dưới đây là quy định về chế độ báo cáo doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mới nhất
Mục lục bài viết
1. Chế độ báo cáo doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mới nhất:
Về vấn đề chế độ báo cáo đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch, có quy định như sau:
– Chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm các biểu mẫu báo cáo, quá trình giải thích các biểu mẫu nhằm mục đích thu thập và tổng hợp tài liệu, thông tin thống kê trong lĩnh vực du lịch lữ hành thuộc Hệ thống chỉ tiêu quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Trong đó, danh mục và các biểu mẫu báo cáo thống kê sẽ được thực hiện theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, còn hướng dẫn và giải thích cách ghi biểu mẫu báo cáo thống kê sẽ được thực hiện theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
– Về vấn đề ký hiệu biểu mẫu, ký hiệu biểu mẫu bao gồm phân số và phần chữ. Phân số bao gồm 02 chữ số được đánh theo thứ tự từ 1 đến 3 Dùng để thống kê số lượng biểu mẫu báo cáo trong lĩnh vực du lịch và lữ hành. Phần chữ được ghi in hoa là ký hiệu viết tắt của kỳ báo cáo, lĩnh vực thống kê và đối tượng chịu trách nhiệm báo cáo. Cụ thể như sau:
+ H là ký hiệu viết tắt của: Hỗn hợp gồm kỳ báo cáo và năm;
+ DL là ký hiệu viết tắt của lĩnh vực thống kê;
+ CSLT là ký hiệu viết tắt của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch;
+ DNLH là ký hiệu viết tắt của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành;
+ LĐDL là ký hiệu viết tắt của các tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
– Về kỳ báo cáo, kỳ báo cáo thống kê trong lĩnh vực du lịch và lữ hành được xem là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện đầy đủ kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê được ghi nhận trong biểu mẫu báo cáo thống kê. Kỳ báo cáo sẽ được ghi ở từng biểu mẫu thống kê và được tính theo ngày dương lịch. Cụ thể bao gồm:
+ Báo cáo thống kê theo tháng. Báo cáo thống kê theo tháng theo quy định của pháp luật sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng đó;
+ Báo cáo thống kê theo năm. Báo cáo thống kê theo năm sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó;
+ Báo cáo thống kê đột xuất. Báo cáo thống kê đột xuất sẽ được thực hiện để phục vụ cho các yêu cầu quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp báo cáo và cơ quan nhận báo cáo được quy định cụ thể như sau:
+ Tên của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp báo cáo xét phải được ghi cụ thể tại góc trên cùng bên phải của từng biểu mẫu báo cáo. Trong đó, tổ chức/cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch thực hiện báo cáo thống kê theo Biểu số 01.H/DL-CSLT; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành thực hiện báo cáo thống kê theo Biểu số 02.H/DL-DNLH; tổ chức/cá nhân quản lý khu, điểm du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thực hiện báo cáo thống kê theo Biểu số 03.H/DL-KĐDL;
+ Cơ quan nhận báo cáo trong trường hợp này được xác định là Sở văn hóa thể thao và du lịch hoặc Sở du lịch.
– Thời hạn nhận báo cáo cũng sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngày nhận báo cáo sẽ được ghi cụ thể tại góc trên cùng bên phải của từng biểu mẫu thống kê;
– Đối với vấn đề phương thức gửi báo cáo, có thể gửi và nhận báo cáo trực tiếp trên Hệ thống phần mềm gửi báo cáo thống kê du lịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục du lịch quản lý, hoặc có thể gửi báo cáo trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, các tổ chức và cá nhân, doanh nghiệp có thể gửi báo cáo theo phương thức đẹp dữ liệu qua hệ thống thư điện tử hoặc các hình thức điện tử khác của cơ quan nhận báo cáo, hoặc có thể gửi báo cáo bằng văn bản giấy có đầy đủ chữ ký và đóng dấu của các doanh nghiệp báo cáo.
2. Trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo trong hoạt động kinh doanh lữ hành:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch, có quy định cụ thể về trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Cụ thể như sau:
– Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ được quy định cụ thể bao gồm:
+ Chủ động thu thập, chủ động thống kê đầy đủ số liệu đối với các chỉ tiêu đã được quy định cụ thể tại biểu mẫu báo cáo;
+ Xây dựng báo cáo thống kê đầy đủ, chính xác về các nội dung, gửi báo cáo đúng thời hạn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo kỳ báo cáo được quy định cụ thể tại Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch.
– Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở văn hóa thể thao và du lịch, Sở du lịch được quy định cụ thể như sau:
+ Tổng hợp đầy đủ thông tin theo báo cáo thống kê của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành. Xây dựng báo cáo thống kê để gửi về cơ quan có thẩm quyền đó là Tổng cục du lịch. Trong trường hợp Sở văn hóa thể thao và du lịch, Sở du lịch đã thực hiện hoạt động triển khai xây dựng, thực hiện việc báo cáo thống kê du lịch bằng phần mềm riêng thì sẽ thực hiện hoạt động liên kết, tích hợp với Hệ thống phần mềm nhận, gửi báo cáo thống kê du lịch do Tổng cục du lịch quản lý;
+ Hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện chế độ báo cáo thống kê.
3. Trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp, đại lý kinh doanh dịch vụ lữ hành:
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh dịch vụ lữ hành. Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của
– Xây dựng, quảng cáo, chào bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch và lữ hành, chương trình dịch vụ cho các khách du lịch trong phạm vi kinh doanh đã được quy định cụ thể trong giấy phép được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đối với trách nhiệm của đại lý nữa hành, đại lý lữ hành có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực du lịch cấp tỉnh về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành.
Theo đó, khi kinh doanh dịch vụ lữ hành, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các dịch vụ theo phạm vi kinh doanh đã được đăng ký trong giấy phép kinh doanh trước đó. Theo đó, trách nhiệm của các đại lý lữ hành đó là cần phải thông báo cho các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực du lịch cấp tỉnh về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp giao đại lý nữa hành. Và chế độ báo cáo là một trong những nghĩa vụ cần phải thực hiện của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch.