Để sử dụng xe với mục đích kinh doanh vận tải thì cá nhân cần phải tiến hành đăng ký cấp biển vàng hoặc làm thủ tục cấp đổi biển theo quy định .Vậy chạy grab bằng xe ô tô gia đình, có phải đổi sang biển vàng?
Mục lục bài viết
1. Chạy grab bằng xe ô tô gia đình có phải đổi sang biển vàng không?
Theo quy định mới nhất, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là quá trình chủ sở hữu thực hiện tối thiếu một công đoạn chính trong hoạt động vận tải. Cá nhân có thể trực tiếp điều hành phương tiện, thực hiện việc lái xe, hoặc đưa ra bất kỳ giá cước vận tải. Những lĩnh vực liên quan đến kinh doanh vận tải có thể là vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ vì mục đích sinh lợi.
Đồng thời, loại hình kinh doanh kinh doanh dịch vụ vận tải phải thực hiện đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và cấp phù hiệu trong suốt thời gian hoạt động. Nội dung này cũng sẽ được thể hiện rõ trên giấy chứng nhận kiểm định thông qua hoạt động tích vào phần kinh doanh vận tải.
Như vậy, việc xác định xe kinh doanh vận tải có ý nghĩa quan trọng để xác định xe này có được hoạt động kinh doanh hay không, cũng như quyết định đến biển số được cấp cho loại hình xe này. Xe được cấp biển vàng thì phải căn cứ trên các yếu tố như sau:
– Xe tham gia lưu thông trên thực tế, mà những hoạt động vận tải của xe đem lại lợi nhuận;
– Đơn vị có xe có tham gia điều hành, lái xe hay quyết định giá cước vận chuyển;
– Trong quá trình đăng kiểm của xe có bất kỳ thông tin nào xác định là xe kinh doanh vận tải.
Thực tế hiện nay, nhiều gia đình mua xe chỉ để phục vụ nhu cầu đi lại cho chính gia đình nhưng vẫn sử dụng để chạy grab vận chuyển hành khách, hàng hóa. Việc làm này có thể diễn ra không thường xuyên nên để xác định chính xác là xe của mình có thuộc đối tượng kinh doanh vận tải và không phải xe kinh doanh vận tải là một thách thức lớn đối với cơ quan có thẩm quyền.
Trước đây, khi Nghị định 86/2014 được ban hành thì kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được hiểu là quá trình sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; hoạt động này bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Theo đó, kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là việc đơn vị kinh doanh được cho phép thực hiện nhiều công đoạn vận tải khác nhau như từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó;
Hiện nay, kể từ khi Nghị định 10/2020 có hiệu lực thì giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp không còn được thừa nhận tính hợp pháp. Đồng nghĩa với việc, các đơn vị và phương tiện vận tải đã nêu trên sẽ không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu.
Với quy định nêu trên, cá nhân sử dụng xe ô tô gia đình khi có hoạt động tham gia kinh doanh vận tải và đã có đầy đủ yếu tố để được cấp biển số vàng nên cần tiến hành cấp đổi biển số từ biển trắng sang biển vàng để lưu thông.
2. Điều kiện đối với xe kinh doanh vận tải hành khách:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách như sau:
Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng thuê phương tiện sử dụng hoặc
Đối với trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã thì cần chuẩn bị có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã. Trong hợp đồng này cần đưa ra quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ôtô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
– Đối với loại hình xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải đảm bảo sức chứa cảu xe từ 9 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Xe đưa vào sử dụng trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét thì niên hạn không được quá 15 năm (kể từ năm sản xuất); Đối với xe hoạt động trên có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống thì niên hạn sử dụng sẽ được kéo dài hơn là không quá 20 năm;
– Xe buýt được sử dụng trong kinh doanh vận tải hành khách thì có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
– Dịch vụ sử dụng xe taxi phải có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất);
Pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 9 chỗ trở lên thành xe ôtô dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc sử dụng những loại xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 9 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
– Trong trường hợp xe ôtô kinh doanh vận tải khách du lịch thì chỉ được sử dụng để vận chuyển hành khách không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống
3. Cần làm gì để chạy grab bằng xe ô tô gia đình mà không vi phạm pháp luật?
Trong quá trình lưu thông, cá nhân phải tiến hành đổi, cấp lại biển số trong các trường hợp sau: biển số đang sử dụng bị mờ, gẫy, hỏng hoặc bị mất hoặc chủ xe có nhu cầu đổi biển số 3, 4 số sang biển số 5 số; Đồng thời, khi cá nhân chuyển đổi mục đích sử dụng của xe để phục vụ cho kinh doanh vận tải thì cần làm thủ tục đăng ký cấp biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen.
Nên chủ xe muốn chạy dịch vụ xe biển trắng phải thực hiện thủ tục cấp lại biển số xe để có biển số xe màu vàng. Trách nhiệm của các cá nhân khi cấp lại biển số xe gồm có những nội dung sau:
– Giấy đăng ký khai xe
Thủ tục để chuyển đổi sang biển vàng được hiểu là quá trình cấp đổi lại biển số. Hiện nay, chủ xe có thể thực hiện thao tác này trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đầu tiên, chủ xe phải tạo tài khoản hoặc nếu có tài khoản rồi thì đăng nhập cổng dịch vụ công kê khai các thông tin vào
Đối với những trường hợp chủ xe đến trực tiếp cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đổi lại, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: Chủ xe có trách nhiệm kê khai các thông tin vào Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
– Chủ xe cần chuẩn bị những giấy tờ liên quan đến thủ tục này:
+ Nếu chủ xe là người Việt Nam: Bắt buộc phải xuất trình thẻ Căn cước công dân.
+ Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Công an nhân dân hoặc Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn, Phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên (trường hợp không có giấy chứng minh của lực lượng vũ trang).
+ Chủ xe là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về sinh sống, làm việc tại Việt Nam: Xuất trình Sổ tạm trú hoặc Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng) hoặc giấy tờ khác có giá trị thay Hộ chiếu.
– Các giấy tờ liên quan đến phương tiện như: Giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc biển số xe (trường hợp đổi biển số xe).
4. Xe biển trắng chạy dịch vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
Sử dụng xe ô tô gia đình chạy grab với mục đích sinh lợi nhuận nhưng không tiến hành đổi biển số mà một trong những hành vi vi phạm đã được pháp luật ghi nhận theo khoản 8 Điều 30
– Cá nhân thực hiện hành vi cho thuê, mượn linh kiện, phụ kiện của xe ô tô trong quá trình kiểm định;
– Sử dụng phương tiện không đủ điều kiện để lưu thông trên đường bộ như đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng;
– Có hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
– Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm như: Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật giao thông đường bộ ( căn cứ theo điểm d khoản 6 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
– Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe được cấp không đúng theo quy định ( Giấy tờ này được cấp không do cơ quan có thẩm quyền); hoặc hành vi đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông;
– Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), trừ các hành vi vi phạm dưới đây:
+ Cá nhân không thực hiện việc niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe ô tô chở hành khách theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này (điểm a, khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
+ Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên cánh cửa xe ô tô tải theo quy định ( điểm b, khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
+ Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân ô tô đầu kéo, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép kéo theo trên cánh cửa xe ô tô đầu kéo theo quy định; không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo quy định ( điểm c, khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
+ Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh taxi tải, chữ taxi tải, tự trọng của xe, trọng tải được phép chở của xe ở mặt ngoài hai bên thành xe hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái xe taxi tải theo quy định (điểm d, khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
+ Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định trên xe ô tô chở hành khách về: Biển số xe; khối lượng hành lý miễn cước; số điện thoại đường dây nóng (điểm đ, khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
+ Ngoài ra, có trường hợp Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không có “Giấy phép xe tập lái” hoặc có nhưng hết hạn, không gắn biển xe “Tập lái” trên xe theo quy định, không ghi tên cơ sở đào tạo, số điện thoại ở mặt ngoài hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe theo quy định ( điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Như vậy, chạy grab bằng xe ô tô gia đình mà xe này vẫn đang được cấp biển trắng là vi phạm quy định. Mức phạt sử khi sử dụng biển trắng chạy dịch vụ sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông;
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới.