Hiện nay đối với vân đề chăn nuôi sản xuất ở các địa phương cũng rất cần tới sự kết hợp chặt ché với các yếu tố bảo vệ môi trường được tốt hơn. Theo đó phải kể tới chất thải rắn nông nghiệp là một mối nguy hại nếu không có các biện pháp để kịp thời xử lý và đề ra các phương án quản lý chất thải rắn nông nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Chất thải rắn nông nghiệp là gì?
Chất thải rắn nông nghiệp tạm dịch sang tiếng Anh là Agricultural Solid Waste.
Có thể hiểu chất thải rắn nông nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa… Ứng với mỗi loại hình sản xuất nông nghiệp thì phát sinh chất thải với đặc tính hoá học, vật lí cũng như sinh học là khác nhau.
Như chúng ta thấy đối với một vùng sản xuất nông nghiệp, nếu tỉ trọng trồng lúa chiếm đa số so với chăn nuôi thì rơm, rạ, trấu trong chất thải rắn nông nghiệp là chủ yếu. Ngược lại, ở các vùng chuyên chăn nuôi động vật thì chất thải rắn nông nghiệp chủ yếu là phân chuồng. Ở các vùng chuyên canh về trồng hoa thì chất thải rắn ở đây lại là các thân cây, cỏ… chiếm lượng rất nhỏ so với rơm rạ từ trồng lúa ở những vùng chuyên canh lúa.
2. Thành phần và phân loại chất thải rắn nông nghiệp:
Chất thải rắn nông nghiệp được phân loại theo nguồn gốc phát sinh, tính nguy hại, thành phần hoá học cũng như khả năng phân huỷ sinh học.
– Theo nguồn gốc phát sinh, chất thải rắn nông nghiệp gồm các phế thải có nguồn gốc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, từ chăn nuôi và từ các bao bì đựng các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp.
+ Các phế phụ phẩm trồng trọt gồm các phế thải trong quá trình thu hoạch và chế biến nhiều loại cây trồng khác nhau như: các loại rơm, rạ sau thu hoạch lúa tại các cánh đồng, các loại lá, thân cây, cỏ dại tại các vườn cây, các phần giập úa và không sử dụng ở các ruộng rau khi thu hoạch…
+ Chất thải từ chăn nuôi là các loại phân chuồng từ chăn nuôi gia súc, gia cầm…
+ Chất thải từ các bao bì đựng các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp gồm các chai, lọ, can bằng thuỷ tinh hoặc nhựa dùng làm vỏ đựng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng.
Thuốc chữa bệnh cho động vật sau khi đã qua sử dụng được thải bỏ, các túi nilon hoặc túi dứa, túi giấy dùng đựng phân bón vi sinh, phân lân, đạm và kể cả các hoá chất bảo vệ thực vật đã quá hạn sử dụng…
– Theo tính chất nguy hại, chất thải rắn nông nghiệp gồm hai loại: chất thải rắn nông nghiệp nguy hại và chất thải rắn nông nghiệp thông thường.
+ Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại là chất thải có chưua các chất hoặc các hợp chất gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại gián tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người.
+ Chất thải rắn nông nghiệp thông thường gồm các chất thải rắn nông nghiệp không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại gián tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người.
3. Hạn chế trong xử lý chất thải rắn nông nghiệp tại Việt Nam:
Như chúng ta đa biết hiện nay với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp góp phần giúp kinh tế và đối với chất lượng cuộc sống người dân nông thôn có nhiều biến chuyển tích cực. Cũng theo đó hiện nay chất thải rắn nông nghiệp ngày càng gia tăng cũng đang tạo áp lực đối với môi trường nông thôn, buộc các ngành, các địa phương tăng cường các biện pháp quản lý, thu gom, xử lý.
Theo ước tính thì lượng chât thải rắn trong sinh hoạt nông thôn phát sinh khoảng 18,21 tấn/ngày tương đương với 6,6 triệu tấn/năm. Nhưng hiện nay việc thu gom chất thải rắn tại nông thôn chưa được coi trọng, nhiều thôn, xã, chưa có các đơn vị chuyên trách trong việc thu gom chất thải rắn nông thôn. Hiện nay có một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt nhưng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã tự tổ chức thu gom, phương tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về nơi tập trung rác. Bên cạnh đó ta thấy, các hoạt động thu gom này không được diễn ra thường xuyên mà kết hợp với các đợt nạo vét kênh mương do xã phát động. Theo thống kê có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40 – 55%. Do tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng nhu cầu, nên rác vẫn tràn ngập khắp nơi công cộng, ao, hồ…
Ngoài ra chúng ta thấy chât thải rắn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ hực vật thì việc thu gom còn rất hạn chế. Tuy đây là nguồn chât thải rắn thuộc danh mục độc hại cần thu gom, xử lý đúng quy định, nhưng thực tế, sau khi được sử dụng người nông dân tiện tay vứt ngay tại bờ ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm hơn, có trường họp còn vứt xuống ao, hồ, đầu nguồn nước sinh hoạt.
Khi nói đến chất thải rắn, nhiều người thường nghĩ đây là vấn đề cấp bách của các đô thị hay các thành phố lớn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ và chất thải rắn không còn là vấn đề cấp bách của riêng các đô thị và thành phố lớn mà đã trở thành vấn đề đáng báo động ngay cả ở các vùng nông thôn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ các ngành nghề, việc thay đổi tập quán sinh sống khiến cho các áp lực từ chất thải rắn của khu vực nông thôn gia tăng cả về thành phần, tính độc hại lẫn khối lượng phát sinh. Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thức ăn chăn nuôi,… trong sản xuất nông nghiệp, chất thải rắn từ hoạt động làng nghề và sinh hoạt là những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn
Ví dụ hiện nay tại các địa phương xuất hiện tình trạng chất thải rắn từ hoạt động trồng trọt ngày càng gia tăng lượng phát sinh trong khi việc tái sử dụng, xử lý mới chỉ được một khối lượng nhỏ. Theo đó hầu hết các địa phương, dù đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn hiện tượng đốt rơm rạ sau thu hoạch gây ô nhiễm không khí, chai nền ruộng hoặc hư hỏng công trình giao thông như đốt ven đường. Tỷ lệ hộ chăn nuôi đã đầu tư hầm biogas trên toàn tỉnh còn thấp. Đáng kể, việc bà con nông dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong sản xuất nông nghiệp phát sinh một lượng đáng kể bao bì, vỏ chai, lọ. Ở nhiều địa phương tuy đã xây dựng bể bê tông xi măng tại các ruộng để thu gom bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng vẫn tồn tại tình trạng vứt vương vãi vỏ bao bì dọc theo kênh mương, đường giao thông nội đồng.