Trong thời gian qua rất nhiều các làng nghề tự phát và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu không có biện pháp bảo vệ môi trường thì rất nguy hại tới các yếu tố liên quan tới môi trường, nhất là các chất thải rắn. Cùng tìm hiểu về chất thải rắn làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề.
Mục lục bài viết
1. Chất thải rắn làng nghề là gì?
Hiện nay với sự phát triển của các làng nghề thì chất thải cũng tăng lên nhất là các chất thải tắn, chúng ta hiểu chất thải rắn làng nghề được hiểu là tất cả các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất phi nông nghiệp ở các làng nghề Việt Nam. Như từ quá trình chế biến nông sản thực phẩm như đối với nghề làm bún, làm bánh cuốn, sản xuất tinh bột… sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ, tái chế phế liệu và tái chế kim loại, tái chế giấy, tái chế nhựa…, làng nghề dệt may, đồ da, sản xuất gốm sứ và vật liệu xây dựng…
2. Thành phần chất thải rắn làng nghề:
Chất thải rắn làng nghề như chúng ta biết thì nó sẽ gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc nhiều vào nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự gia tăng về lượng, chất thải rắn làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần, có thể thấy rằng chất thải rắn làng nghề bao gồm những thành phần chính như: phế phụ phẩm từ chế biến thực phẩm, chai lọ thuỷ tinh, nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại.
3. Phân loại chất thải rắn làng nghề:
Như chúng ta thấy để tiến hành công việc phân loại chất thải rắn làng nghề được thực hiện theo nhóm ngành sản xuất, theo tính chất nguy hại, theo thành phần hoá học và theo khả năng phân huỷ sinh học và đối với việc phân loại theo nhóm ngành sản xuất của làng nghề bao gồm các ngành chế biến nông sản thực phẩm, ngành tái chế, ngành thủ công mĩ nghệ, ngành dệt nhuộm và nhóm ngành khác, việc phân loại theo tính chất nguy hại được chia thành hai loại: chất thải rắn làng nghề nguy hại và chất thải rắn làng nghề thông thường.
+ Chất thải rắn làng nghề nguy hại chúng ta hiểu là chất thải rắn làng nghề có chứa các chất hoặc các hợp chất gây nguy hiểm trực tiếp, hay theo cách hiểu khác thì nó tương tác với các chất khác gây nguy hại gián tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người.
+ Chất thải rắn làng nghề thông thường chúng ta hiểu đây là chất thải rắn làng nghề không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại và ảnh hưởng một cách trực tiếp, hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại gián tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người.
– Sự phân loại theo thành phần hoá học gồm các chất thải rắn hữu cơ, chất thải rắn vô cơ.
+ Chất thải rắn hữu cơ chủ yếu tập trung ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm.
+ Chất thải rắn vô cơ phát sinh chủ yếu từ các làng nghề tái chế kim loại và sản xuất vật liệu xây dựng.
4. Bảo vệ môi trường làng nghề tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại điều 56. Bảo vệ môi trường làng nghề Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định cụ thể như sau:
4.1. Làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường:
Làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và hạ tầng bảo vệ môi trường. Hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề bao gồm:
+ Có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề;
+ Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
+ Có điểm tập kết chất thải rắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khu xử lý chất thải rắn (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc có phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.
+ Cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.
+ Cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này và tuân thủ kế hoạch di dời, chuyển đổi ngành, nghề sản xuất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như chúng ta thấy trên thực tế các làng nghề phát triển đang theo hình thức tự phát. Theo đó đây là nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân. Như vậy, đầu tiên dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy muốn bảo vệ mội trường tại các làng nghề thì phải bắt nguồn từ phương án bảo vệ môi trường cụ thể tại làng nghề, theo đó triển khai phương án tại địa phương để nhân dân có thể nắm bắt được thông tin cũng như nâng cao tầm hiểu biết của mình đối với ô nhiễm môi trường từ đó có thể bảo vệ môi trường khi hoạt động kinh doanh sản xuất tại làng nghề cụ thế.
4.2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
+ Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn;
+ Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề.
Như vậy dựa trên quy định này chúng ta thấy ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề được thành lập và hoạt động theo quy chế do ủy ban nhân dân cấp xã cấp xã ban hành có trách nhiệm tham gia quản lý, vận hành, duy tu, cải tạo các công trình thuộc hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề theo phân công của ủy ban nhân dân cấp xã cấp xã; phổ biến, theo dõi, đôn đốc các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề; hương ước, quy ước có nội dung bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường và tiến hành tham gia kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở trong làng nghề khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu…
4.3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
+ Tổng hợp nhu cầu ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;
+ Chỉ đạo, triển khai thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường làng nghề; đầu tư xây dựng và tổ chức vận hành các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường do Nhà nước đầu tư từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, nguồn chi sự nghiệp môi trường và khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy ở cấp huyện pháp luật quy định trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường làng nghề vụ thể trong công tac ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp nhu cầu ngân sách về bảo vệ môi trường làng nghề, báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt; chỉ đạo triển khai các mô hình bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định như trên
4.4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
+ Quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề gắn với bảo vệ môi trường;
+ Bố trí ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề;
+ Chỉ đạo, tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn;
+ Chỉ đạo xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; khu tập kết, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại cho làng nghề;
+ Có kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường kéo dài ra khỏi khu dân cư, làng nghề.
Căn cứ dựa trên quy định này chúng ta thấy pháp luật quy định cụ thể về trách nhiệm của ủy ban nhân dân tỉnh trong thực hiện kế hoạch di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất và chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề được xây dựng 5 năm một lần, do ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trong trường hợp cần thiết, kế hoạch này được điều chỉnh, bổ sung hằng năm để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Trên đây là thông tin do