Trong hệ thống xét xử của Tòa án nhân dân, các chức danh Chánh án và Chánh tòa có những nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Vậy trước hết phải hiểu Chánh tòa là gì? Chánh án và chánh tòa khác nhau chỗ nào?
Mục lục bài viết
1. Chánh tòa là gì?
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử có quyền lực của nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ tốt nhất lợi ích của nhà nước, của tổ chức và cá nhân. Trong đó Chánh tòa là một trong những chức vụ của Tòa án nhân dân. Có thể hiểu Chánh tòa là người đứng đầu tòa án chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tuy nhiên Chánh tòa thì không có ở tòa án nhân dân tối cao và tòa án nhân dân cấp huyện. Đối với nhánh tòa quân sự thì Chánh tòa là giữ chưc vụ đứng đầu tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương, ở nhánh tòa này thì không có Chánh tòa ở cấp Tòa án quân sự quân khu và tòa án quân sự khu vực.
Chánh tòa là người đứng đầu quản lý, điều hành các Tòa án chuyên trách trong mỗi cấp tòa. Cụ thể trong cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh (nhánh tòa án nhân dân) có thành lập các Tòa chuyên trách tức là tòa án được tổ chức và giao thẩm quyền chuyên xét xử những vụ án mà nội dung thuộc sự điều chỉnh của các ngành luật riêng, chẳng hạn như Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, …
Đối với nhánh tòa quân sự, Chánh án trong cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương có thành lập Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương là người đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành Tòa án phúc thẩm của Tòa án quân sự Trung ương.
2. Phân biệt chánh án và chánh tòa:
Tiêu chí | Chánh án | Chánh tòa |
Khái niệm | Chánh án tòa án là người đứng đầu các cấp của Toà án nhân nhân và Tòa án quân sự. | – Đối với nhánh tòa án nhân dân thì Chánh tòa là người đứng đầu tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp tương đương. Lưu ý ở các cấp Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp huyện thì không có Chánh tòa. – Còn trong nhánh tòa án quân sự, Chánh tòa là người đứng đầu Tòa cấp phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương. Lưu ý ở cấp Tòa án quân sự quân khu và Tòa án quân sự khu vực không có Chánh tòa. |
Bản chất | Ở mỗi cấp tòa thì Chánh án là người đứng đầu; là người quản lý, tham gia điều hành các hoạt động tố tụng, tổ chức công tác xét cử của cấp tòa đó. | – Đối với nhánh Tòa án nhân dân thì trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao Tòa án nhân dân cấp tỉnh mà có thành lập các Tòa chuyên trách với việc giao thẩm quyền chuyên xét xử những vụ án có tính chất theo từng ngành luật riêng như tòa xét xử theo ngành luật dân sự, tòa chuyên xét xử theo ngành luật hình sự, tòa chuyên xét xử theo ngành luật kinh doanh-thương mại, … thì ở các tòa này sẽ tồn tại Chánh tòa. Chánh tòa với vị trí là người đứng đầu trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý, điều hành các Tòa án chuyên trách trong mỗi cấp tòa này. – Đối với nhánh tòa quân sự thì trong cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương có thành lập Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương thì Chánhtòa là người đứng đầu và Chánh tòa có nhiệm vụ chịu trách nhiệm quản lý, điều hành Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương đó. |
Địa vị pháp lý | Chánh án có vị trí cao hơn Chánh tòa | Chánh tòa thấp hơn Chánh án bởi vì Chánh Tòa nằm dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của Chánh án. |
Phân loại | Chánh án thuộc nhánh Tòa án nhân dân: Có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Đối với nhánh Tòa án Quân sự: Chánh án Tòa án quân sự trung ương; Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Chánh án Tòa án quân sự khu vực. | Đối với Chánh tòa thuộc nhánh Tòa án nhân dân: Việc thành lập tòa chuyên trách cần căn cứ vào yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách nên sẽ tùy thuộc từng địa phương mà số lượng Tòa chuyên trách sẽ có sự khác biệt. Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể có 06 Chánh tòa gồm: Chánh tòa Tòa hình sự, Chánh tòa Tòa dân sự, Chánh tòa Tòa hành chính, Chánh tòa Tòa kinh tế, Chánh tòa Tòa lao động, Chánh tòa Tòa gia đình và người chưa thành niên.Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có 04 loại Chánh tòagồm: Chánh tòa Tòa hình sự, Chánh tòa Tòa dân sự, Chánh tòa Tòa gia đình và người chưa thành niên, Chánh tòa xử lý hành chính. (So với Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì không có chức danh: Chánh tòa Tòa lao động và Chánh tòa Tòa kinh tế). Với Nhánh Tòa án quân sự: Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương. |
Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và nhiệm kỳ | – Đối với nhánh Tòa án nhân dân: + Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chánh án tòa án nhân daan tối cao thực hiện theo nhiệm kỳ của Quốc hội và Chán án tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khi Quốc hội hết nhiệm kỳ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. + Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thì được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện. Chánh án của các tòa này thì có nhiệm kỳ là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. – Đối với nhánh Tòa án quân sự: + Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức do Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. + Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhiệm kỳ của các Chánh án trên là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. | Đối với nhánh tòa thuộc Tòa án nhân dân: Các chánh tòa là do chánh án tòa án nhân dân nơi có tòa chuyên trách trực thuộc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chánh tòa. Chánh tòa, Phó chánh tòa tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương được Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
3. Thực trạng thẩm quyền của Chán án, Chánh tòa trong hoạt động tố tụng và quản lý nhà nước:
Thứ nhất, thực tế tại các tòa thẩm quyền còn tập trung vào Chánh án Tòa án, các phó Chánh án hoạt động theo ủy quyền của Chánh án, nếu Chánh án không ủy quyền thì Phó Chánh án không có vai trò gì trong việc thực hiện thẩm quyền quản lý hành chính hay thẩm quyền chuyên môn thực hiện các hoạt động tố tụng, …
Thứ hai, đối với các chức danh như Chánh Tòa, Phó Chánh Tòa các tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân hì hiện không có quy định về thẩm quyền quản lý hành chính hay thẩm quyền tố tụng. Vì vậy, với quy ddinhj chung chun, không rõ ràng dẫn tới việc thực hiện của Chánh tòa chưa đạt hiệu quả. Chẳng hạn thực tế việc phân công cán bộ trong một tòa chuyên trách nhiều lúc do Chánh án phân công, Chánh tòa cũng không có quyền điều hành, …
Thứ ba, chưa có sự phân định rạch ròi giữa thẩm quyền quản lý hành chính với thẩm quyền tố tụng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Nhiều trường hợp Chánh án Tòa án định hướng việc giải quyết vụ án cho Thẩm phán, dẫn tới hoạt động xét xử không đảm bảo được sự khách quan, vô tư, độc lập, …
4. Những giải pháp để hoàn thiện thẩm quyền Chánh án, Chánh tòa:
Thứ nhất, pháp luật cần có quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án, Chánh tòa trong công tác quản lý hành chính cũng như phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tố tụng để bảo đảm được tính độc lập xét xử theo nguyên tắc của hệ thống Tòa án nhân dân.
Thứ hai, trong việc tổ chức hoạt động của Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa cần được bổ sung các quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân ở mỗi cấp Tòa án; nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước của những người giữ chức vụ này.
Thứ ba, các chức danh tư pháp trong hệ thống Tòa án nhân dân như: Chánh án Tòa án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa của Tòa án nhân dân các cấp khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần phân biệt rõ và thực hiện đúng thẩm quyền, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật không chỉ khi xét xử mà trong cả quá trình giải quyết vụ án. Để bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán khi giải quyết các vụ án cần khắc phục và xử lý nghiêm tình trạng Chánh án, Phó Chánh án duyệt án trước khi xét xử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: