Cán bộ công đoàn đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng thì người sử dụng lao động buộc phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ với cán bộ công đoàn.
Mục lục bài viết
1. Chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn hết hạn hợp đồng?
1.1. Cán bộ công đoàn là ai?
Để xác định cán bộ công đoàn bao gồm những đối tượng nào thì ta có thể căn cứ theo quy định tại Điều 4 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020. Theo quy định này thì ta có thể xác định được cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn.
Theo đó, cán bộ công đoàn được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
Cán bộ công đoàn gồm có cán bộ công đoàn chuyên trách (là người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn) và cán bộ công đoàn không chuyên trách (là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên)
1.2. Có được chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn hết hạn hợp đồng không?
Để trả lời cho câu hỏi có được chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn khi hết thời hạn hợp đồng không thì trước hết ta cần tìm hiểu quy định của pháp luật về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 34
Mà tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật này cũng đã giải thích về tổ đại diện người lao động tại cơ sở chính là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Dựa theo các quy định có liên quan thì ta cũng xác định được công đoàn tại doanh nghiệp cũng là một tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở. Do đó, người lao động là cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động thì sẽ không bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
Tóm lại, cán bộ công đoàn đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng thì người sử dụng lao động buộc phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ với cán bộ công đoàn. Hay nói cách khác thì hợp đồng lao động sẽ không bị chấm dứt hiệu lực khi hết thời hạn nếu người lao động là cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp đang trong nhiệm kỳ.
Và để gia hạn hợp đồng, doanh nghiệp và người lao động phải tiến hành ký
2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải cán bộ công đoàn được không?
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 thì ta có thể hiểu rằng để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay sa thải người lao động một cách hợp pháp thì người sử dụng lao động đều phải có lý do và đảm bảo thực hiện đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thì đối tượng lao động là cán bộ công đoàn thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải họ sẽ phức tạp hơn so với người lao động thông thường. Có thể hiểu rằng khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải cán bộ công đoàn thì ngoài việc phải có lý do chính đáng được pháp luật quy định và phải thực hiện thủ tục báo trước trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động trong trường hợp sa thải người lao động
Ngoài ra, khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải cán bộ công đoàn thì doanh nghiệp còn phải lập
Tóm lại, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động là cán bộ công đoàn là rất phức tạp và không dễ dàng.
3. Chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn đối với cán bộ công đoàn khi đang trong nhiệm kỳ có bị xử phạt không?
Như đã phân tích ở các phần mục nêu trên thì việc chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn đối với cán bộ công đoàn khi đang trong nhiệm kỳ là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định. Cụ thể là người vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Cụ thể mức phạt được xác định như sau:
– Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cụ thể là không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp hai bên không thỏa thuận được sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
– Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vi phạm thời gian báo trước cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết theo quy định trong trường hợp không thỏa thuận được với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
– Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi không gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động sở thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
– Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân còn đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Tóm lại, hành vi không gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Còn đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt là từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Đồng thời theo khoản 4 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động còn bị buộc phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là cán bộ công đoàn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật lao động 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.