Viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập vẫn tồn tại hợp đồng làm việc ký kết giữa các bên. Vậy chấm dứt hợp đồng lao động với viên chức được biệt phái được thể hiện thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biệt phái viên chức được hiểu thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Văn bản hợp nhất số
Đây chính là cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc biệt phái viên chức. Hiện nay, việc biệt phái viên chức sẽ được thực hiện trong những trường hợp như có xuất hiện những nhiệm vụ đột xuất cấp bách cần phải có viên chức thực hiện; biệt phái với mục đích để hỗ trợ cho quá trình giải quyết công việc trong một khoảng thời gian nhất định.
– Hiện nay theo quy định tại khoản 2,3, 7 và Điều 36 Văn bản hợp nhất số
Viên chức khi được cử biệt phái sẽ phải chịu sự phân công công tác và quản lý cơ quan tổ chức nơi được cử đến để làm việc; để đảm bảo được sức khỏe cho viên chức là nữ khi đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì theo quy định sẽ không được tiến hành biệt phái đối với những đối tượng này.
Như vậy, có thể thấy biệt phái viên chức là một trong những hoạt động của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đưa ra quyết định cử cá nhân này đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác để thực hiện các hoạt động công việc cần thiết trong một khoảng thời gian. Hiện nay trước khi quyết định để phá viên chức thì người đứng đầu cơ quan đơn vị được phân công phân cấp quản lý viên chức phải thực hiện theo đúng trình tự thủ tục. Theo đó, phải thực hiện việc gặp gỡ viên chức và nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái và lắng nghe viên chức thể hiện ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền và báo cáo tại cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định.
2. Có được chấm dứt hợp đồng lao động với viên chức được biệt phái không?
Cá nhân là viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn tồn tại hợp đồnglàm việc được ký kết giữa các bên với nhau. Trong quá trình làm việc người đứng đầu cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập hoàn toàn có thể tiến hành đưa phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với cá nhân là viên chức. Hiện tại khoản 1, khoản 3 Điều 29
– Đơn vị sự nghiệp công lập hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong những trường hợp như:
+ Viên chức bị phân loại, đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ, mà việc đánh giá này liên tiếp diễn ra ở hai năm;
+ Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của
+ Trong trường hợp viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nhưng có thời gian điều trị do ốm đau là 12 tháng liên tục; đồng thời viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm mặc dù đã tiến hành điều trị 6 tháng liên tục nhưng vẫn chưa thể khôi phục lại khả năng làm việc trong điều kiện bình thường. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì sẽ được xem xét để ký kết hợp đồng làm việc tiếp tục với đơn vị sự nghiệp;
+ Có thể kể đến trường hợp gặp phải những thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng theo quy định của Chính phủ dẫn đến đơn vị sự nghiệp công lập sẽ phải thu hẹp quy mô làm cho vị trí làm việc làm của viên chức đang đảm nhận không có nữa;
– Cần đặc biệt lưu ý, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 của Điều 29 của Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH 2019 Luật Viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm báo cáo cho viên chức với khoảng thời gian theo đúng quy định là ít nhất 45 ngày;
Nếu cá nhân là viên chức đang ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và thời gian báo trước là 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Đối với viên chức do cơ quan quản lý sự nghiệp công lập quản lý thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng được thực hiện bởi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định, sau khi nhận được sự đồng ý và văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. Việc thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải diễn ra theo các cấp khác nhau để đảm bảo sự công bằng và minh bạch đối với viên chức tham gia làm việc, điều cũng tránh trường hợp bị trù dập trong đơn vị làm việc, như đảm bảo được áp dụng để phái một cách chính xác.
– Cũng theo quy định thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cũng không được phép tiến hành theo đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong một số trường hợp như:
+ Cá nhân là viên chức đang ốm, đang điều trị do bị tai nạn và phải điều trị bệnh nghề nghiệp thông qua quyết định của cơ sở chữa bệnh trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
+ Đối với trường hợp, viên chức đang được hưởng chế độ đó là nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đã cho phép hợp pháp;
+ Đặc biệt đối với trường hợp viên chức nữ đang trong thời gian có thai nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng không được thực hiện hoạt động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
Bên cạnh đó, viên chức đang làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng cũng phải tuân thủ đúng quy định đó là thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; đối với trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 6 tháng liên tục thì sẽ có trách nhiệm báo trước là ba ngày;
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn khi chấm dứt hợp đồng làm việc do có hành vi vi phạm từ đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật đã quy định thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trước ít nhất 3 ngày hoặc là ít nhất 30 ngày đối với các trường hợp riêng biệt.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định và pháp luật đã đề ra tuân thủ việc thông báo trước theo đúng các trường hợp loại hợp đồng được ký kết. Cũng cần đặc biệt lưu ý liên quan đến những trường hợp sẽ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
3. Trình tự thủ tục thực hiện việc biệt phái viên chức:
Như đã biết, về thời gian thực hiện việc biệt phái đối với viên chức làm việc tại cơ quan, tổ chức đơn vị khác là không quá 3 năm. Trên thực tế, vẫn có một số ngành nghề lĩnh vực mà thời gian có thể kéo dài hơn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
Viên chức sau khi được biệt phái và phân công nhiệm vụ làm việc vẫn nằm trong sự quản lý cơ quan, đơn vị cá nhân cử đi biệt phái và cùng với đó cũng nằm trong sự giám sát từ cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận thực hiện các hoạt động, theo đó:
+ Đối với trách nhiệm của cơ quan đơn vị tiếp nhận thì khi tiếp nhận viên chức trong thời gian thực hiện việc biệt phái thì phải phân công công tác và quản lý theo đúng quy định. Viên chức làm việc tại cơ quan đơn vị được cử đi biệt phái thì phải có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra về việc thực hiện nhiệm vụ công tác của viên chức này; Trường hợp đối với các đơn vị cơ quan sự nghiệp công lập cử viên chức đi thì cũng không được lơ là trách nhiệm về kiểm soát cá nhân này được cử đi biệt phái.
+ Đối với trường hợp viên chức được biệt phái đến các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số hoặc khu vực có kinh tế xã hội- đặc biệt khó khăn sẽ được nhà nước cho hưởng các chế độ chính sách hỗ trợ theo đúng quy định của Chính phủ;
Có thể thấy việc biệt phái chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định nếu hết thời hạn này thì viên chức sẽ quay trở lại đơn vị cũ để tiến hành công tác. Người đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không có quyền lực từ chối tiếp nhận lại viên chức đã biệt phái, thay vào đó phải có trách nhiệm tiếp nhận bố trí việc làm phù hợp đối với năng lực cũng như sức khỏe của viên chức sau khi đã hết thời hạn về phái. Cũng phải đảm bảo những yếu tố về chuyên môn, kinh nghiệm trên thực tế mà người này đã sở hữu, công việc gây khó dễ hoặc tìm mọi cách để từ chối tiếp nhận cá nhân đã bIệt phái.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH 2019 Luật Viên chức.